VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P18)

By
Điều đáng chú ý là ngay ở vùng nông nghiệp được xem là giàu có là đồng bằng sông cửu Long lại có sự chênh lệch tiền công khá cao giữa nữ và nam. Tiền công hàng tháng của nữ ở khu vực này chỉ bằng 58% tiền công của nam. Trong khi đó tỷ lệ tiền công nữ / nam ở miền núi và trung du Bắc Bộ, khu vực khá nghèo, là 81%. Điều này cho thấy là bản thân sự giàu có tự nó chưa chắc tạo ra được sự bình đẳng về thu nhập giữa phụ nữ và nam giới.
Như vậy thu nhập của lao động nữ không chỉ thấp mà còn không công bằng so với lao động nam. ỗ đây có những nguyên nhân liên quan tới hiện tượng các yếu tố kinh tế trường bắt đầu bộc lộ tác động ở nông thôn.
Bảng 3.4 : Tiền công bình quân tháng của nữ và nam và tỷ trọng thu nhập nữ nam theo vùng ở nông thôn ( Nghìn đồng )

Vùng
Giới
1
2
3
4
5
6
7
Tổng
cộng
Nữ
48,4
63,3
48,2
82,3
82,1
111,5
64,8
67,8
Nam
59,8
74,6
60,9
104,3
120,4
183,7
111,4
97,9
Tiền công nữ / nam
81%
85%
79%
78%
68%
60%
58%
69%
Nguồn : Tổng cục thông kê, Số liệu khảo sát mức sông dân cư 1992 -1993, Hà Nội 1994..
Chú thích: Vùng 1 - Miền núi và trung du Bắc Bộ;
1 - Đồng bằng sông Hổng;        5 - Tây Nguyên;
2 - Đồng bằng sông Hồng         6 - Đông Nam Bộ;
3 - Khu Bốn cũ                          7 - Đồng bằng sông
4 - Duyên hải miền Trung;        8 - cửu Long
Điều tra ở huyện Từ Liêm cho biết trong những phụ nữ có thu nhập thuần nông có tối 39% số chị được hỏi cho rằng nguyên nhân chính hạn chế phát triển kinh tế hộ là thiếu vốn, 30% cho là hạn chế về tư liệu sản xuất, thị trường. Như vậy vốn có vai trò rất lớn đối với phụ nữ nông dân trong việc tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình.
Mặc dù đã có trên 50% tổng số hộ được vay vốn của ngân hàng Nông nghiệp song ở nhiều nơi vốn còn chưa đến được tới hộ nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo (Trần Thị Vân Anh, 1994)( ) . ở những vùng nông thôn xa xôi, vùng cao, ven biển và hải đảo, hệ thông dịch vụ ngân hàng, tài chính và tín dụng nói chung còn rất thiếu và xa dân. Điều này càng làm cho phụ nữ, đã ít kinh nghiệm giao tiếp lại thiếu thời gian và phương tiện đi lại khó đến được với các nguồn vốn của nhà nước. Trong khi đó, các hình thức tín dụng khác như hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng cổ phần ở nông thôn còn ít ỏi và chưa có điều kiện phát triển mạnh. Tính đến tháng 7/1994, trong cả nước có 148 quỹ tín dụng nhân dân, 62 hợp tác xã tín dụng và 27 ngân hàng cổ phần hoạt động ở nông thôn (Trần Thị Vân Anh, 1994)( ) . Ước tính có khoảng 28.000 người tham gia các tổ chức tín dụng nói trên, chiếm một tỉ lệ vô cùng nhỏ bé so với trên 20 triệu lao động nông nghiệp. (nối tiếp phần sau……….)

Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/10/phu-nu-voi-quan-ly-kinh-te-xa-hoi-p1.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phu nu hoc, vai tro cua phu nu

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P30-hết)

By
Đổi mới kinh tế và đổi mới cách nghiên cứu về hoat đông kinh tế của phụ nữ
Mệnh đề nêu trên là câu trả lời mà phần trình bày tại chương này đã cô" gắng hướng tới. Nói cách khác, vấn đề nghiên cứu của môn phụ nữ học về kinh tế là góp phần trả lời câu hởi: làm thê nào để công cuộc đổi mới kinh tế ngày càng tạo điều kiện tốt hơn cho việc nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ và tiến đến công bằng giói? Cách đặt vấn đề như vậy một mặt khẳng định cơ sở vững chắc của việc cải thiện địa vị xã hội của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, mặt khác, đòi hởi nghiên cứu phụ nữ cần nhanh nhạy trong việc phát hiện và giải quyết những câu hởi nghiên cứu mới nảy sinh từ thực tiễn.
Rõ ràng là những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện và nền móng cho việc kế thừa và phát triển những nhân tố tích cực trên CON đường thực hiện " dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh''. Về mặt này, nếu không làm nhiệm vụ báo cáo thành tích, các nhà nghiên cứu sẽ không tìm thấy vấn để nghiên cứu đặc biệt nào khác ngoài việc khẳng định lại những mặt tốt đẹp của quá trình đổi mới kinh tế. Vì vậy, phần trình bàyởchương ba đã không đặt nhiệm vụ phát hiện hay nhấn mạnh những kết quả và tác động tích cực hết sức hiển nhiên của công cuộc đổi mới những năm gần đây đối với việc làm và thư nhập của lao động nữ.
Những bằng chứng, số liệu, và lập luận nêu trong chương này chủ yếu nói tới những mặt "chưa được " nảy sinh trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, hay nói cách khác là những hạn chế cần được khắc phục. Điều này không hề có nghĩa xem nhẹ những mặt thành tựu mà trái lại, càng làm nổi bật ý nghĩa sâu xa của những mặt tốt đẹp của công cuộc đổi mới trong việc ngày càng cải thiện địa vị xã hội của -phụ nữ và công bằng xã hội. Vì đúng như một nhà lý luận cách mạng đã nói, chỉ ra được những "vấn để" nảy sinh hay nêu trúng câu hởi là đã giải quyết được một nửa: vấn đề mới chỉ xuất hiện khi điều kiện vật chất để giải quyết nó đã chín muồi.
Phụ nữ học về kinh tế ở nước ta chắc sẽ không dừng lại ở việc nhấn mạnh ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn của việc phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội. ở một nước mà 71% phụ nữ trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế và lao động nữ chiếm 52% lực lượng lao động xã hội thì nhiệm vụ nghiên cứu của phụ nữ học về kinh tế sẽ không chỉ dừng lại ở việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của lao động xã hội trong việc giải phóng phụ nữ. Phụ nữ học Mác xít cần phân tích và phát hiện những quá trình, cơ chế có thể góp phần cải thiện công bằng xã hội và nâng cao bình đẳng nam nữ trong chính hoạt dộng kinh tế xã hội của phụ nữ. Những vấn đề đặt ra chẳng hạn như cần tìm hiểu nguyên nhân của quá trình phân hoá ngành nghề, việc làm và thu nhập giới. Cần tìm lời giải đáp thoả đáng cho câu hởi vì sao phụ nữ tập trung quá đông vào những lĩnh vực lao động có tay nghề thấp, trình độ kỹ thuật lạc hậu, có tiền công bình quân thấp hơn nam giới V.V.. Phụ nữ học về kinh tế cũng cần chỉ ra vai trò hết sức to lớn của phụ nữ trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Những số liệu đã nêu cho thấy, phụ nữ không chỉ tham gia lao động, tạo thu nhập cho bản thân mà còn tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho những người khác ở cả thành thị và nông thôn, cả khu vực kinh tế nhà nưốe và khu vực ngoài quốc doanh. Điều đó khẳng định vai trò của chính sách đổi mới trong việc giải phóng sức lao động xã hội đồng thời cho thấy tiềm năng sáng tạo và tính năng động, nhạy bén của lao động nữ trong cơ chế mới cần được tiếp tục phát huy và tạo điều kiện phát triển.

Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/08/vi-tri-vai-tro-phu-nu-trong-oi-moi-kinh_68.html

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P29)

By
Thu nhập của nữ lao động trong khu vực sản xuất là khác nhau. Một số có thu nhập ổn định và khá cao, khoảng 500.000 - 700.000 đ/tháng như nữ công nhân xí nghiệp Điện cơ Hà nội. Tuy nhiên, cũng còn một tỷ lệ khá lớn có thu nhập thấp, khoảng 150.000 - 200.000 đ/ tháng và không ổn định. Các cuộc điều tra cho thấy có tới 42,6% số' nữ công nhân được hởi có mức thu nhập không đủ cho chi tiêu trong gia đình.
Một điều đáng nói là trong cơ chế kinh tế hiện nay, tiền lương tại các xí nghiệp thường dựa trên sản phẩm, do vậy thu nhập của nữ lao động thường thấp hơn so với nam giới. Gần 60% số phụ nữ trong mẫu điều tra của chúng tôi vào 9/1993 đã tán thành ý kiến này. Nguyên nhân chính là phụ nữ thường có tay nghề thấp hơn, họ được bô" trí vào những công việc có thang bậc thấp, mặt khác lại thường xuyên phải đứt đoạn với công việc do nghỉ thai sản, nghỉ con ôm, v.v...
Thu nhập không ổn định, với khoảng giao động cao. Tháng thu nhập cao, khoảng 500.000 đồng, song cũng có tháng rất thấp, khoảng 60.000 đồng. Nhìn chung, lương trung bình của lao động nữ trong các doanh nghiệp tư nhân thấp hơn so với lương trung bình của lao động nữ trong các doanh nghiệp quốc doanh. Theo điều tra của chúng tôi là 144.000 đồng/tháng so với 164.000 đồng/tháng.
Thu nhập thấp và không ổn định khiến cho nhiều phụ nữ phải làm thêm. Có tới 86% số chị được hởi cho biết họ phải làm thêm các việc khác để tăng thu nhập.
Lao động nữ ở khu vực giáo dục và y tế thường có nhiều băn khoăn vể thu nhập. Mặc dù đã có một số khoản phụ cấp, song nhìn chung mặt bằng thu nhập của lao động nữ ở hai ngành này vẫn thấp hơn hẳn so với những người cùng trình độ chuyên môn và tay nghề nhưng làm việc trong các ngành và khu vực kinh tế khác thậm chí so với nam cùng ngành. Tiền lương bình quân tháng của nữ thuộc khu vực giáo dục và đào tạo chỉ bằng 79% so với tiền lương bình quân chung của cả ngành này.ởthành phô' Hồ Chí Minh năm 1992 - 1993, thu nhập của giáo viên cấp I chỉ bằng 1/2 thậm chí bằng 1/5 thu nhập của lao động nữ làm việc ở các cơ sở kinh tế . hay các xí nghiệp tư nhân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bở nghề hàng loạt của giáo viên trong những năm vừa qua. Số lượng giáo viện bở nghề ở Thành phô" Hồ Chí Minh năm học 1991 - 1992 là 2122 người, năm học 1992 - 1993 là 2382 người,' toàn bộ là nữ giáo viên cấp I.
Từ những hiện tượng nêu trên có thể thấy rằng vấn đề việc làm và thu nhập của nữ lao động gắn chặt với quá trình chuyển đổi cơ chế và cơ cấu kinh tế ở cấp vĩ mô và vi mô. cải thiện thu nhập và tạo việc làm cho lao động nữ không thể tách rời các giải pháp về cơ cấu lao động, về ngành nghề và về vai trò của khu vực nhà nước trong kinh tế tế thị trường. Vấn đệ đặt ra là làm thế nào để cơ cấu lại nền kinh tế mà không gây ra những xáo trộn lốn gây bất bình đẳng về việc làm và thu nhập của người lao động, trong đó có lao động nữ ? (nối tiếp phần sau……….)

Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/08/vi-tri-vai-tro-phu-nu-trong-oi-moi-kinh_45.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu ve phu nu, vai trò của người phụ nữ

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P28)

By
4. Việc làm không ổn định là một thực tế khác mà lao động nữ trong các doanh nghiệp tư nhân phải chấp nhận. Mặc dù gần đây đã có một số chuyển biến tốt song vẫn còn 40% doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu việc làm từ 1 đến 2 tháng trong năm. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây là ngay khi có việc làm thì thời gian, chế độ lao động cũng không ổn định. Khi có hợp đồng cần hoàn thành gấp, công nhân phải làm 13-14 tiếng/ngày, lúc ít việc thường nghỉ hoặc chỉ làm 4-5 tiếng/ngày. Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến không tốt đến thu nhập, đời sông gia đình và sức khoẻ của người lao động.
Số lượng và tỷ lệ lớn phụ nữ tham gia kinh tế ngoài quốc doanh không có nghĩa là thị trường tỏ ra ưu đãi hơn đối với phụ nữ. Các kết quả phởng vấn cho thấy ít nhất có ba lý do dẫn đến hiện tượng nêu trên. Một là các chị có ít cơ hội hơn nam giới để tìm việc và duy trì việc làm ở các cơ quan xí nghiệp nhà nước. Hai là trách nhiệm lo cơm áo, gạo tiền cho gia đình thường xuyên đặt người phụ nữ trước tình thế gay gắt, buộc phải bươn chải nhiều hơn so với nam giới. Ba là, do chịu áp lực lớn hơn của tình trạng thất nghiệp nên phụ nữ dễ có xu hướng chấp nhận nhũng công việc nặng nhọc, tốn thời gian và có thu nhập thấp.
Vì vậy, có thể nói rằng, chủ yếu vì trách nhiệm và nhu cầu kinh tế đối với bản thân và gia đình mà phụ nữ tở ra sẵn sàng làm nhiều loại công việc khác nhau trong khu vực ngoài quốc doanh. Nói cách khác, đối với phụ nữ đang làm việc trong khu vực kinh tế này, áp lực " đẩy " của sự cần thiết phải có công ăn việc làm là mạnh hơn nhiều so với sức hút hấp dẫn của bản thân việc làm.
3.2 Thu nhập
Đặc điểm cơ bản nổi bật từ thực trạng việc làm nêu trên là phần lớn phụ nữ tập trung vào những ngành nghề có thu nhập thấp. Đặc điểm thứ hai là thu nhập của phần đông lao động nữ không chỉ thấp hơn mặt bằng thu nhập chung mà còn thấp hơn so với nam giới và ừhứ ba là tiền lương, tiền công của lao động nữ thường không ổn định. (nối tiếp phần sau……….)


Đọc thêm tại:

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P27)

By
Mặc dù có nhiều triển vọng trong việc góp phần tạo công ăn việc làm song lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm. Các vấn đề liên quan lao động nữ bao gồm:
1. Tính chất thiếu ổn định và thiếu cơ sở pháp lý của các quan hệ lao động. Kết quả điều tra mẫu cho thấy có tới 76% số lao động nữ đang làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân không có hợp đồng lao động. Số' còn lại ký các hợp đồng ngắn hạn. Điều này chỉ có lợi cho chủ trong việc chối bỏ trách nhiệm của mình đối với người lao động. Tính chất bấp bênh, tạm bợ là hạn chếlớn nhất đối với lao động nữ ở khu vực sản xuất này. Lợi ích chính đáng theo luật định của người lao động nữ khó có cơ sở thực hiện trong điều kiện thiếu các văn bản pháp quy xác định quan hệ lao động.
2. Việc thực hiện các chính sách xã hội đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp tư nhân cũng rất khác nhau. Nhìn chung công tác này phụ thuộc vào ý thức cá nhân của chủ sử dụng lao động, hoàn toàn thiêu các chê độ kiểm tra, giám sát từ phía các cơ quan nhà nước.sốphụ nữ được hỏi ở các doanh nghiệp tư nhân điều tra ở Hà nội đưa ra câu trả lời rất khác nhau, ví dụ về chê độ thai sản, 53,8% nói là có được nhận bảo hiểm xã hội khi nghỉ sinh con, số còn lại không. Những người được trả bảo hiểm xã hội khi sinh con cho biết các mức khác nhau, ví dụ là 100%, 50%, thậm chí 40% lương trung bình. Thời gian nghỉ cũng rất khác nhau, giao động trong thời gian từ 1 đến 4 tháng. Điều này cho thấy nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân hiện đang giải quyết chính sách một cách tuỳ tiện, thiếu tôn trọng pháp luật, bỏ qua lợi ích chính đáng của lao động nữ.
3. Các khảo sát cho thấy vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tư nhân còn rất mờ nhạt- ở Thành phô' Hồ Chí Minh chỉ có 30% số’ cơ sở có tổ chức công đoàn hay người đại diện của công nhân, ở Hà Nội, có 250 trên tổngsốgần 1500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tổ chức công đoàn cơ sở, chiếm 16%. Trong 200 liên doanh, mối chỉ có 33 liên doanh xây dựng tổ chức công đoàn(*) . Đây chính là điểm yếu mà các chủ doanh nghiệp tư nhân, kể cả chủ người nước ngoài thường lợi dụng để áp đặt các quy chế bất lợi đối với người lao động, trong đó có lao động nữ. (nối tiếp phần sau……….)


Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/08/vi-tri-vai-tro-phu-nu-trong-oi-moi-kinh_24.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu ve phu nu, vai trò của người phụ nữ

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P26)

By
Kinh tế hộ gia đình có thuận lợi cơ bản là tổ chức linh hoạt, quy mô nhỏ, trung bình có 4 hoặc 5 lao động, vốn ít, phù hợp với nhiều đốì tượng, kết hợp được sức lao động và kinh nghiệm của các thành viên trong gia đình. Mặc dù vậy, việc tham gia vào kinh tế hộ của lao động nữ cũng cho thấy hàng loạt vấn đề cần quan tâm.
Hoạt động kinh tế hộ thường bấp bênh, không ổn định nhất là đối với những hộ sản xuất nhỏ. Một số lượng lớn phụ nữ tham gia vào lĩnh vực này chủ yếu làm các công việc may cắt, thêu dệt, chế biến nông sản, hương liệu, gia công hàng tiêu dùng, xuất khẩu v.v... Đây là những công, việc mang tính thị trường, mùa vụ rõ rệt.
Thời gian làm việc thất thường, nhiều khi người lao động phải làm việc tới 13 - 14 tiếng trong ngày, gây ảnh hưởng tối đời sông và sinh hoạt gia đình . Thời gian dành cho con cái hầu như không có.
Lao động nữ làm kinh tế hộ nhìn chung thiếu kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, kinh doanh, ở đây cần nói thêm là chưa có môt tổ chức hay cơ quan nhà nước nào thi hiện việc giới thiệu, trang bị kiến thức về hoạt động kinh tế hộ cho cán bộ, nhân viện của mình trước khi cho họ về nghỉ.
Hoạt động kinh tế hộ nhìn chung còn thiếu được sự hỗ trợ về vốn của các tổ chức tín dụng. Khác với ở nông thôn, kinh tế hộ ở thành phố không được sự quan tâm của nhà nước thể hiện qua các chính sách cụ thể về vốn, tiếp thị... Trên nhiều khía cạnh, kinh tế hộ ở thanh phô" và phụ nữ làm kinh tế tư nhân chưa được các cơ quan chức nàng ủng hộ thực sự và tạo điểu kiện thuận lợi để mở rộng các hoạt động của mình.
Khu vực chính thức thường bao gồm các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp này đã tỏ rõ khả năng của mình trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ ở thành thị. Bình quân một doanh nghiệp tư nhân ở thành thị cần 14 lao động trong số đó 12 lao động thường huy động từ ngoài gia đình (Vũ Tuấn Anh,1995)( ) . Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh này thu hút những người trước đây đã từng làm việc trong khu vực nhà nước và các hợp tác xã thủ công nghiệp, số này chiếm 22% số lao động nữ được hỏi, qua kết quả điều tra mẫu các doanh nghiệp tư nhân ở Hà nội, năm 1993. Nhưng đông nhất là những người mới bước vào tuổi lao động và những người chưa có nghề nghiệp, số này chiếm 68% số lao động nữ được hỏi, cũng qua điều tra mẫu nói trên. (nối tiếp phần sau……….)


Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/08/vi-tri-vai-tro-phu-nu-trong-oi-moi-kinh_56.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: người phụ nữ, vai tro cua nguoi phu nu

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P25)

By
Phát triển kinh tế ngoài quốc doanh
Khu vực kinh tế ngoài quô"c doanh bao gồm nhiều loại hình như kinh tế hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần.
Khu vực ngoài quốc doanh có thể tồn tại dưới hai dạng chính là khu vực chính thức và khu vực phi chính thức.
Phần lớn lao động nữ không tìm được việc làm việc trong khu vực nhà nước, phụ nữ từ nông thôn ra, từ nước ngoài về, hay nữ thanh niên đến tuổi lao động đểu tích cực làm kinh tế trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Có tối hơn 70% số người trước đây là cán bộ công nhân viên nhà nước nay nghỉ hưu, nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc đang tham gia sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ trong khu vực kinh tế hộ và doanh nghiệp tư nhân. Khu vực ngoài quốc doanh còn phải thu hút tới hơn 60% số lao động của các cơ quan, xí nghiệp nhà nước làm thêm việc, thêm giờ để tãng thu nhập. Trong tổng số nữ ở độ tuổi lao động chỉ có khoảng 15% làm công ăn lương trong khu vực nhà nước, số còn lại 85% làm việc trong các thành phần kinh tế khác. Như vậy, nếu ở nông thôn, lao động nữ chủ yếu hoạt động trong kinh tế hộ gia đình thì ở thành thị, phụ nữ ra sức lao động trong cả khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Kinh tế hộ là những hoạt động dựa chủ yếu vào nguồn lao động, vốn và cơ sở vật chất khác của gia đình nhằm mang lại thu nhập cho các thành viên và gia đình. Kinh tế hộ ở thành thị phát triển với các hình thức dịch vụ, buôn bán, chê biến, sản xuất hàng hoá tiêu dùng với quy mô nhỏ . Hoạt động kinh tế hộ gia đình có thể tồn tại dưới dạng phi chính thức, tức là chưa có hoặc không có đăng ký chính thức với các cơ quan hữu quan. Trong những năm gần đây, kinh tế hộ đã thu hút được số lượng lao động rất lớn, đặc biệt là lao động nữ, góp phần tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng nảy sinh trong bước chuyển đổi cơ chế kinh tế.
Nghiên cứu tại một địa bàn thuộc Hà Nội năm 1993 cho thấy có tới 23,8% lao động tự tạo việc làm trên cơ sở kinh tế hộ, trong số này có tới 64,4% là lao động nữ. Tham gia hoạt động kinh tế hộ bao gồm nữ cán bộ, công nhân viên chức về hưu hoặc nghỉ việc theo Quyết định 176 và 111/HĐBT; một số’ b ở việc ở các cơ quan, doanh nghiệp quô'c doanh, ngoài ra là bộ đội xuất ngũ, công nhân hợp tác lao động ở nước ngoài về và những người mới bước vào tuổi lao động. (nối tiếp phần sau……….)


Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/08/vi-tri-vai-tro-phu-nu-trong-oi-moi-kinh_33.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phụ nữ học, vai trò của phụ nữ

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P24)

By
Thứ ba là vai trò điều tiết của các chính sách về lao động và việc làm chưa theo kịp những yêu cầu của tình hình mới. Ví dụ, Bộ luật Lao động ban hành năm 1994, nhưng đến năm 1995 còn thiếu một số văn bản hướng dẫn thực hiện nên nhiều quy định của Bộ Luật chưa phát huy tác dụng trong thực tế cuộc sống. Một ví dụ khác là trong khi sự nghiệp đào tạo và giáo dục có xu hướng thực sự trở thành một trong những trọng tâm chiến lược của phát triển kinh tế xã hội, thì chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ trong khu vực này chậm đổi mới. Kết quả là hiện tượng giáo viên bỏ việc hoặc ít quan tâm đên nghề nghiệp đang làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu giáo viên và xuống cấp về chất lượng của ngành giáo dục phổ thông.
Riêng đối với lao động nữ, sự điều chỉnh vĩ mô thông qua các quy định của Nhà nước hầu như bị buông lỏng. Cơ chế kiểm tra, giám sát các vấn đề về lao động nữ không được các cấp quan tâm. Vấn đề lao động nữ hầu như phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Tuy nhiên, ngay trong những đơn vị kinh tế được coi là đã trụ vững trong môi trường cạnh tranh thì việc làm của nữ công nhân cũng không ổn định. Trong cuộc điều tra 134 lao động nữ vào tháng 9/1993 tại 6 doanh nghiệp quôc doanh ở Hà nội - Hà đông cho thấy chỉ có 65% số nữ công nhân cho biêt việc làm của họ là khá đều đặn.số còn lại có việc làm không thường xuyên, Như vậy, từ khía canh xã hội, 35% nữ công nhân chưa có việc làm đểu đặn là con số đáng kể.
Tóm lại là khu vực kinh tế nhà nước đang có những thay đổi lốn về cơ cấu, tổ chức và quản lý. Những chuyển biến như vậy có xu hướng thu hẹp số iượng việc làm và thay đổi tính chất lao động. Trong bối cảnh này, chịu tác động của những tính toán hiệu quả đơn thuần từ phía người sử dụng lao động, lại thiếu sự chỉ đạo, điều tiết của chính sách vĩ mô, một bộ^phận nữ cán bộ, c ở ng nhân viên đã rơi vào tình trạng không có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Lao động nữ ngày càng khó tim kiếm việc làm trong khu vực kinh tế nhà nước. (nối tiếp phần sau……….)

Đọc thêm tại:




VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P23)

By
Trên thực tế, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ có thấp hơn so với lao động nam. Về mặt thể lực, đặc biệt là sức khoẻ cơ bắp, phụ nữ cũng yếu hơn nam giới. Tuy nhiên, những vấn đề này hoàn toàn không phải là vấn đề mới. Hơn thế, xét riêng về trình độ chuyên môn, kỹ thuật thì ngày nay khoảng cách nam và nũ đã thu hẹp hơn nhiều so với những năm 60. Vậy vấn đề đặt ra là tại sao lao động nam hiện nay có khả năng duy trì và tìm kiếm việc lảm thuận lợi hơn lao động nữ? ở đây có mộtsốkhía cạnh cần quan tâm:
Biểu đồ 3.3 : Tỷ lệ lao động nữ trong một số ngành thuôc khu vực nhà nước 1989 - 1992, %
VỊ TRÍ, VAI TRÒ PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P23)

Nguồn: Tổng cục thông kê, Tổng điều tra dân số 1989 ;sốliệu về lao động xã hội 1993.
Thứ nhất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế dẫn đến việc giảm tương đối quy mô khu vực quốc doanh. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, việc giải thể các đơn vị kinh tế thua lỗ đã đặt nhiều lao động, cả phụ nữ và nam giới trước tình trạng chung là thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Các đơn vị kinh tế đang hoạt động cũng gặp nhiều khó khăn. Các báo cáo về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước cho biết khu vực này chưa đủ khả năng tạo việc làm cho số lao động hiện có. Lấy ví dụ, tính riêng các doanh nghiệp nhà nước trung ương đã được thành lập lại (theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 về quy chế thành lập và giải thể các doanh nghiệp nhà nước), số lao động chưa bô" trí được việc làm, tính đến tháng 4/1993 là 40.000 người, chiếm 6,5% số lao động hiện có. Tỷ lệ này đối với các doanh nghiệp ở Bộ Xây dựng là 15%, Bộ Công nghiệp nặng là 7%. Tính riêng ở Hà Nội, năm 1993 mới có 31 trên 52 đơn vị kinh doanh được khảo sát tạo đủ việc làm cho người lao động.
Thứ hai, quá trình chuyển đổi cơ cấu đã tỏ ra không công bằng trong đánh, giá và đối xử với giới nữ. Phụ nữ không chỉ chiếm trên 60% số người ra khỏi khu vực nhà nước. Họ còn chiếm số đông lao động trẻ chờ việc. Số lao động mới tuyển dụng ở một số ngành giai đoạn l992-1994 hầu hết là nam giới. (nối tiếp phần sau……….)

Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/08/vi-tri-vai-tro-phu-nu-trong-oi-moi-kinh_76.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: phu nu hoc, vai tro cua phu nu

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P22)

By
Biểu đồ 3.2 : Tỷ lệ lao động nữ trong khu vực nhà nước 1955 - 1992 (%)


VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P22)

Nguồn : Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Phụ lục Báo cáo tại Đại hội phụ nữ lần thứ V, tr.75; Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 1993.
Những năm gần đây, cùng với việc giảm biên chế và cơ cấu lại khu vực kinh tế Nhà nước, nhiều ngành thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội đã giảm đáng kể số lượng lao động. Trong quá trình này, tỷ lệ lao động nữ giảm sút nhanh, từ chỗ chiếm khoảng 50% tổng số lao động trong một số ngành, nay chỉ còn dưới 30%. Một số ngành khác mặc dù còn duy trì tỷ lệ lao động nữ tương đối cao song nhìn chung đang trên đà giảm sút ( Biểu đồ 3.3 ).
Một trong những vấn đề đặt ra ở đây là vì sao nữ cán bộ, công nhân viên lại ra kh ở i khu vực nhà nước nhiều hơn và nhanh hơn so với các đồng nghiệp nam của họ? Có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng vì lao động nữ được huy động ồ ạt trong những năm 60, 70 lại chưa coi trọng chất lượng nên đến nay không còn phù hợp. Nhưng nếu điều này đúng thì cần thấy rằng nó không chỉ đúng riêng đối với lao động nữ. Bước vào giai đoạn đổi mới, trước yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá, sự bất cập về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng lực quản lý, V.V.. của lực lượng lao động nước ta đang là vấn đề lớn không riêng đối với phụ nữ mà ngay cả với nam giới.
Có ý kiến đưa ra quy luật cung cầu về lao động để giải thích hiện tượng nói trên. Song cần lưu ý là thị trường lao động cũng như bản thân quan niệm coi lao động là hàng hoá cũng chỉ mới xuất hiện trong mấy năm gần đây. Do vậy hiện tượng vừa thừa vừa thiếu lao động và tình trạng khó khăn về việc làm đối với lao động nữ chỉ cổ thể được giải thích bằng những thay đổi trong quá trình chuyển đổi cơ cấu và cơ chế kinh tế.
Cũng có thể ý kiến cho rằng do trình độ thấp và sức khoẻ yếu hơn, phụ nữ khố có thể cạnh tranh được với nam giới và vì thế, việc họ ra khỏi biên chế nhiều hơn là điều khó tránh khỏi. (nối tiếp phần sau……….)

Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/08/vi-tri-vai-tro-phu-nu-trong-oi-moi-kinh_96.html

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P21)

By
Cơ cấu lại khu vực nhà nước*
Ở nước ta trong một thời gian dài, bắt đầu từ 1955, lao • động nữ tăng nhanh và chiếm tỷ lệ khá cao trong khu vực kinh tế nhà nước.
Năm 1992, lao động nữ ở khu vực hành chính, ồự nghiệp chiếm 50,0% tổng số lao động. Tỷ lệ phụ nữ cao nhất là trong y tế và giáo dục. Nữ cán bộ công nhân viên trong ngành Y tế là 62,3%; trong ngành Giáo dục và đào tạo là 76,2%, trong đó giáo dục mầm non và phổ thông cấp I là trên 80%. Tuy nhiên, xét toàn bộ khu vực quốc doanh thì ngay ở thời điểm cao nhất lao động nữ cũng chưa bao giờ vượt quá 50% tổng số' lao động. Mức độ tham gia của lao động nữ vào khu vực kinh tế nhà nước có biến động rõ rệt qua các thời kỳ.
Số lượng lao động nữ ở khu vực nhà nước tăng nhanh trong những năm 60 và đến giữa những năm 70. Chúng ta biết đây là thời kỳ miền Bắc dồn sức người và các nguồn lực cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc. Nam giới được huy động ra tiền tuyến còn phụ nữ, bên cạnh việc sát cánh cùng cha anh trên mặt trận đã được động viên thay thế nam giới ở hậu phương trên rất nhiều lĩnh vực. Kết quả là tỷ lệ lao động nữ trong khu vực quốc doanh đã tăng từ 15% năm 1960 lên trên 42% năm 1975.
Tuy nhiên, sau thời điểm này bắt đầu có những thay đổi. Nhịp độ tăng tỷ lệ lao động nữ có xu hướng giảm sút vào cuối những năm 1970 và giảm nhanh hơn trong những năm gần đây ( Biểu đồ 3.2). Điểu này phần nào có thể cho thấy cho thấy tính chất " dự bị ", " lấp chỗ trông " của lực lượng lao động nữ khu vực quốc doanh trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.
Xu hướng giảm lao động nữ trong khu vực nhà nước thể hiện rõ hơn trong một số ngành kinh tế quốc dân. Khi xem xét điều này có thể thấy tính chất không đồng đều, mất cân đối của việc phân bố lao động nữ. (nối tiếp phần sau……….)

Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/08/vi-tri-vai-tro-phu-nu-trong-oi-moi-kinh_38.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu ve phu nu, vai trò của người phụ nữ

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P20)

By
Mặc dù vậy, thành thị vẫn được coi là nguồn động lực và ctrung tâm phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Trong điều kiện vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò đi đầu này của thành thị càng thể hiện rõ.
Điều đó có nghĩa là bất kỳ một thay đổi nào ở khu vực thành thị đều ảnh hưởng tói tình trạng việc làm của phụ nữ và thị trường lao động xã hội trong cả nước. Đồng thời, các đặc điểm lao động nữ ở thành thị phản ánh khái quát không chỉ thực trạng mà cả xu hướng việc làm trong trong giai đoạn đổi mới kinh tế đất nước. Vì vậy cần tìm hiểu và đánh giá đúng đắn tình hình lao động và việc làm của phụ nữ thành thị.
Số lượng và tính chất việc làm ở thành thị đang có những thay đổi lớn do tác động của ba loại yếu tố sau đây. Một là sự gia tăng dân số thành thị, hai là quá trình cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước và ba là sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Gia tăng dân số thành thi
Mặc dù chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình thực hiện có kết quả nhưng tốc độ tăng dân số Việt Nam hiện nay. vẫn còn ở mức khá cao, khoảng 2,2%/ năm. Tốc độ tăng lực lượng lao động hàng năm trong suốt thòi kỳ 1979 - 1994 được duy trì ổn định và ở mức cao, khoảng 3%. Điều này có nghĩa là hàng năm, thị trường lao động nước ta có thêm khoảng 1,5 triệu người đến tuổi lao động. Trong khi đớ, ngay từ năm 1989, tỷ lệ người không có việc làm ở khu vực thành thị đã là 14% đôi với nữ và 13% đối với nam(*). Cũng như ở nông thôn, số phụ nữ trong độ tuổi lao động ở thành thị luôn cao hơn nam giới. Năm 1989, tổng số lao động nữ ở thành thị là 3,89 triệu người, đông hơn so với nam 3,45 triệu.
Trong những năm gần đây, dân số thành thị tăng nhanh còn do dòng người di cư từ nông thôn ra thành phố’. Số liệu thông kê chính thức cho đến nay chưa phản ánh đầy đủ số lượng người nhập cư vào các đô thị. Tuy nhiên, hiện tượng lao động chân tay từ nông thôn ra với số lượng lớn và đang thay thế lao động thành thị ở những khâu lao động nặng nhọc, điều kiện làm việc khó khăn, giá ngày công thấp là khá phổ biến. Riêng ở Hà Nội, lao động nông thôn ra làm việc theo mùa vụ ước tính khoảng 30.000 - 40.000 người hàng năm (Mỹ Hằng, 1996/ ). Trong số này, lao động nữ từ nông thôn ra cũng đang góp phần làm thay đổi phân công lao động trên địa bàn đô thị và làm phong phú cảc dịch vụ cho người thành phô". Các dịch vụ buôn bán. hàng rong (rau, qủa, hàng tiêu dùng...), thu hồi phế liệu, giúp việc gia đình V.V.. đang được thực hiện chủ yếu bởi lao động nữ nông thôn. Trong tương lai, số lượng và phạm vi việc làm do lao động nông thôn đảm nhận trên địa bàn thành phô" chắc sẽ tăng nhanh. Đây là vấn đề cần được tính đến đầy đủ trong quá trình đô thị hoá ở nước ta. (nối tiếp phần sau……….)

Đọc thêm tại:

1 phút dành cho quảng cáo