VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P2)

By
Giá cả được coi là một chỉ báo đáng tin cậy cho biết nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất và kinh doanh buôn bán trông chờ vào sự lựa chọn và hành vi mua hàng của khách. Tất cả những gì mà khách hàng muốn mua sẽ được sản xuất với chi phí thấp nhất để thu lợi nhuận cao nhất. Dựa trên tiền đề sơ đẳng về sự lựa chọn có lý trí của cá nhân, kinh tế thị trường có vẻ " tự nhiên" hay "tự động" mang lại hiệu quả về 1. tạo ra các loại sản phẩm và hàng hoá đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng; 2. khai thác tối đa các nguồn lực tự nhiên và xã hội và 3. khả năng đem lại sự năng động trong lựa chọn và quyết định.
Trong khi còn có những ý kiến biện hộ và đặt niềm tin vào sự chi phối của "bàn tay vô hình" là cơ chế- thị trường trong việc tự động đem lại công bằng xã hội và bình đẳng nam nũ thì chính những bài học và kinh nghiệm ở những nơi có nền kinh tế thị trường phát triển nhanh và mạnh nhất lại cho thấy điều ngược lại. Đó chính là cơ chê thị trường cần có sự điều khiển của "bàn tay hữu hình" là đường lối, chính sách, luật pháp, cơ chế và bộ máy quản lý của nhà nước.
Khác với kinh tế học chủ yếu nghiên cứu vấn đề giới nhằm đạt hiệu quả kinh tế trước mắt, phụ nữ học về kinh tế nghiên cứu những vấn đề lao động, việc làm và thu nhập chủ yếu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả xã hội lâu dài được đo bằng tiêu chuẩn của sự công bằng, văn minh và tiến bộ xã hội cho mỗi cá nhân nữ và nam.
Phân tích các hiện tượng, quá trình kinh tế, phụ nữ học đã chỉ ra những hạn chế của kinh tế học trong việc nhận biết và đánh giá đầy đủ các vấn đề của phụ nữ trong nền kinh tế thị trường.
Một trong những biểu hiện của sự bất lực của kinh tế học là sự hn hẹp đầy thiên kiến của các khái niệm cơ bản của bộ môn khoa học này. Hãy lấy khái niệm "việc làm” làm ví dụ.

1 phút dành cho quảng cáo