GIỚI - PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÀ PHÁT TRIỂN (P14)

By
Cuốn sách của Boserup đã được những người ủng hộ quan điểm "phụ nữ trong phát triển" nhiệt liệt hoan nghênh và sử dụng như một công cụ quan trọng trong công tác của mình ( Razavi và Miller, 1995). Điều được hưởng ứng nhiều nhất là cách đặt vấn đề toàn diện hơn về vai trò của phụ nữ và vị trí của họ trong phát triển. Đó là phụ nữ không "kém năng suất" hơn nam giới và do đó không cần trở thành đối tượng của các chương trình "phúc lợi", ngược lại, vai trò sản xuất của phụ nữ có ý nghĩa to lớn và họ cần trở thành đối tượng và người tham gia (như nam giới) vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội.
Quan điểm "phụ nữ trong phát triển" đã đạt được những thành công và tiến bộ to lớn trong việc làm cho các chương trình phát triển quan tâm hơn đến các vấn đề của phụ nữ, thể hiện tập trung ở sự ra đòi một số bộ máy tổ
chức về phụ nữ trong chính phủ và tại các cơ quan làm công tác phát triển (Razavi Miller, 1995)( ) . Tuy nhiên, trong quá tránh này, quan điểm "phụ nữ trong phát triển" cũng bộc lộ một số điểm yếu về lập luận cũng như bất cập về phương pháp của mình.
Trước hết, " phụ nữ trong phát triển" đã tiếp cận và đặt vấn đề phụ nữ một cách tách biệt. Phụ nữ được coi như một nhóm đặc thù và những giải pháp được đưa ra cũng là những giải pháp đặc thù dành riêng cho phụ nữ.
Những ý kiến tranh luận về vấn đề này cho rằng, phụ nữ với tư cách là một nhóm và những vấn đề của họ chỉ có thể được lý giải đầy đủ và có hướng khắc phục hợp lý nếu đặt trong mối quan hệ và tác động qua lại với nam giới. Điều đó đòi hỏi bên cạnh việc nhấn mạnh những nét đặc thù, ví dụ về vai trò phụ nữ, cần xem xét đến những tác động qua lại diễn ra thường xuyên trong việc thực hiện các vai trò của hai nhóm phụ nữ và nam giới. Một ví dụ ở đây là vai trò nuôi dưỡng của phụ nữ. Nếu không có người mẹ, người vợ, hay chị, em hoặc con gái thực hiện toàn bộ các công việc chăm sóc và nuôi dưỡng trong gia đình thì hẳn người bô', người chồng, hay anh, em trai khó có thể dành toàn bộ thời gian và sức lực cho công việc ngoài gia đình. Trong việc xem xét vai trò nuôi dưỡng nếu chỉ thấy đây là công việc đặc thù của phụ nữ và hướng vào các biện pháp giảm nhẹ lao động bằng cách tăng cường các  dịch vụ hay thiết bị gia đình thì mới chỉ đề cập đến một khía cạnh mang tính hình thức của vấn đề mà thôi. Khía cạnh quan trọng và sâu sắc hơn của vấn đề thuộc về các quan hệ giới như một kiểu quan hệ xã hội. Đó là việc phụ nữ được dạy dỗ để phục vụ nam giới và họ chỉ được coi là phụ nữ "thực sự” khi làm tốt công việc này. Tìm hiểu chi tiết hơn, người ta có thể thấy rằng vấn đề mấu chốt ở đây không phải là bản thân phụ nữ mà là việc duy trì và bảo vệ các quan hệ giói một cách có lợi cho đàn ông. Những giải pháp triệt để hơn rõ ràng phải hướng tới việc thay đổi quan niệm xã hội và khuyến khích nam giới tham gia lao động gia đình.

(nối tiếp phần sau……….)

Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/08/gioi-phong-trao-phu-nu-va-phat-trien-p15.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu ve phu nu, vai trò của người phụ nữ

1 phút dành cho quảng cáo