Phụ nữ với quản lý Kinh tế - Xã hội (P13)

By
Thực tế này một mặt cho thấy, trong thời gian tới còn có nhiều tiềm năng để phát triển đội ngũ nữ quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, thực tiễn quản lý cũng làm bộc lộ những vấn đề mới mẻ đốì với các cán bộ quản lý nói chung mà các nhà chính sách phải quan tâm và giải quyết.
Những số liệu, sự kiện và bằng chứng về phụ nữ quản lý kinh tế - xã hội trình bày ở trên cho thấy đây là một tiềm năng to lớn cần khơi dậy.
Đội ngũ nữ cán bộ quản lý hiện nay ở các lĩnh vực, các ngành và các cấp mặc dù còn nhỏ bé và đang đôi diện với nhiều thử thách, khó khăn song là một lực lượng vô cùng quan trọng. Họ không chỉ là biểu hiện cụ thể của nội dung phụ nữ làm chủ xã hội mà còn là đội ngũ đi đầu trong công cuộc đổi mới. Họ khỏi xướng các hoạt động năng động, sáng tạo nhằm tạo việc làm cho bản thân và gia đình, họ gây dựng và quản lý các doanh nghiệp trụ vững và phát triển trong cơ chế thị trường
Bảng 5.6 : Tỷ lệ nữ cán bộ quản lý trên tổng số chức vụ ngành Năng lượng và Thương mại, 1993 (%)
Cấp quản lý
Nâng lượng
Thương mại
0)
> (2)
Doanh nghiệp và tương
đương

7,06

11,2
- Trưởng phòng
9,91
12,0
- Phó phòng
1,54
16,8
- Giám đốc
5,76
26,6
-Phó giám đốc
Tổng công ty và tương
đương:
6,24
6,0 (*)
- Trưởng phòng
15,18
17,0(*)
- Phó phòng
-
8,0
- Giám đô'c
2,41
14,0
- Phó giám đốc



Nguồn : (1) Bộ Năng lượng, Báo cáo " Phụ nữ ngành Năng lượng Hà Nội, 1994.
(2) Ban nữ công, Tổng liên đoàn lao động, Báo cáo tổng kết công tác nữ Bộ Thương mại, 8/1994.
(*)Tỷ lệ vụ trưởng, vụ phó.
Đội ngũ các nhà quản lý nữ đang ngày một mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng dưới ánh sáng của tinh thần đổi mới. Có thể nói, các nhà quản lý nữ là một trong những lực lượng tiếm tàng to lớn mà phong trào phụ nữ đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Thật khó hình dung kết quả của đổi mới kinh tế cho đến nay cũng như việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội sắp tới thiếu sự tham gia hoặc tham gia không đầy đủ của cán bộ và các nhà quản lý nữ
Báo cáo quốc gia về phát triển xã hội của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh vê phát triển xã hội ở Copenhagen, Đan mạch, tháng 3 năm 1995, đã đê cập tới việc tạo điều kiện cho phụ nữ'tham gia vào công tác quản lý. Báo cáo nêu rõ là cần đảm bảo tỉ lệ phụ nữ tham gia các cơ quan dân cử từ 20 đên 30 %, tham gia các cơ quan tư vấn và Chính phủ từ 10 đên 15% ( ) . Thực hiện mục tiẽu này, từ nay đến năm 2000, chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực về đội ngũ cán bộ quản lý nữ. Tiềm năng của lực lượng này hẳn sẽ được khơi dậy và góp phần ngày càng to lớn hơn vào sự nghiệp phát triển đất nước trong thập kỷ tới.

Từ khóa tìm kiếm nhiềutim hieu ve phu nuvai trò của người phụ nữ



1 phút dành cho quảng cáo