Phụ nữ với quản lý Kinh tế - Xã hội (P13)

By
Thực tế này một mặt cho thấy, trong thời gian tới còn có nhiều tiềm năng để phát triển đội ngũ nữ quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, thực tiễn quản lý cũng làm bộc lộ những vấn đề mới mẻ đốì với các cán bộ quản lý nói chung mà các nhà chính sách phải quan tâm và giải quyết.
Những số liệu, sự kiện và bằng chứng về phụ nữ quản lý kinh tế - xã hội trình bày ở trên cho thấy đây là một tiềm năng to lớn cần khơi dậy.
Đội ngũ nữ cán bộ quản lý hiện nay ở các lĩnh vực, các ngành và các cấp mặc dù còn nhỏ bé và đang đôi diện với nhiều thử thách, khó khăn song là một lực lượng vô cùng quan trọng. Họ không chỉ là biểu hiện cụ thể của nội dung phụ nữ làm chủ xã hội mà còn là đội ngũ đi đầu trong công cuộc đổi mới. Họ khỏi xướng các hoạt động năng động, sáng tạo nhằm tạo việc làm cho bản thân và gia đình, họ gây dựng và quản lý các doanh nghiệp trụ vững và phát triển trong cơ chế thị trường
Bảng 5.6 : Tỷ lệ nữ cán bộ quản lý trên tổng số chức vụ ngành Năng lượng và Thương mại, 1993 (%)
Cấp quản lý
Nâng lượng
Thương mại
0)
> (2)
Doanh nghiệp và tương
đương

7,06

11,2
- Trưởng phòng
9,91
12,0
- Phó phòng
1,54
16,8
- Giám đốc
5,76
26,6
-Phó giám đốc
Tổng công ty và tương
đương:
6,24
6,0 (*)
- Trưởng phòng
15,18
17,0(*)
- Phó phòng
-
8,0
- Giám đô'c
2,41
14,0
- Phó giám đốc



Nguồn : (1) Bộ Năng lượng, Báo cáo " Phụ nữ ngành Năng lượng Hà Nội, 1994.
(2) Ban nữ công, Tổng liên đoàn lao động, Báo cáo tổng kết công tác nữ Bộ Thương mại, 8/1994.
(*)Tỷ lệ vụ trưởng, vụ phó.
Đội ngũ các nhà quản lý nữ đang ngày một mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng dưới ánh sáng của tinh thần đổi mới. Có thể nói, các nhà quản lý nữ là một trong những lực lượng tiếm tàng to lớn mà phong trào phụ nữ đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Thật khó hình dung kết quả của đổi mới kinh tế cho đến nay cũng như việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội sắp tới thiếu sự tham gia hoặc tham gia không đầy đủ của cán bộ và các nhà quản lý nữ
Báo cáo quốc gia về phát triển xã hội của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh vê phát triển xã hội ở Copenhagen, Đan mạch, tháng 3 năm 1995, đã đê cập tới việc tạo điều kiện cho phụ nữ'tham gia vào công tác quản lý. Báo cáo nêu rõ là cần đảm bảo tỉ lệ phụ nữ tham gia các cơ quan dân cử từ 20 đên 30 %, tham gia các cơ quan tư vấn và Chính phủ từ 10 đên 15% ( ) . Thực hiện mục tiẽu này, từ nay đến năm 2000, chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực về đội ngũ cán bộ quản lý nữ. Tiềm năng của lực lượng này hẳn sẽ được khơi dậy và góp phần ngày càng to lớn hơn vào sự nghiệp phát triển đất nước trong thập kỷ tới.

Từ khóa tìm kiếm nhiềutim hieu ve phu nuvai trò của người phụ nữ



Phụ nữ với quản lý Kinh tế - Xã hội (P12)

By
Tuy vậy, đội ngũ cán bộ quản lý trong khu vực nhà nước đang bộc lộ những hạn chế cả về mặt số lượng và chất lượng, nhất là khi đặt trước yêu cầu đổi mới và cơ cấu lại khu vực này.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, vào đầu những năm năm 80, phụ nừ quản lý doanh nghiệp chỉ chiếm dưới 5% trong tổng số các chức vụ lãnh đạo ( Bảng 5.4 )
Bẵng 5,4 : Tỷ lệ nữ trên tổng số các chức vụ quản lý doanh nghiệp, 1981 (%)
Chức vụ
Số lượng
%
Giám đốc xí nghiệp trung ương (*)
21
2,6
- Phó giám đốc xí nghiệp trung ương *)
66
4,8
- Giám đốc xí nghiệp địa phương (**)
16
1,8
- Phó giám đốc xí nghiệp địa phương (**)
57
4,4

Nguồn : Báo cáo Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thu 5, 1982. trang 78,
(*) Số liệu của 12 Bộ ngành; (**) Số liệu của *23 Tỉnh thành.
Vào đầu những năm 90, cán bộ quản lý cấp cao như bộ, thứ trưởng chiếm dưới 10% tổng số chức vụ và tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực xã hội như chăm sóc trẻ em, y tê, giáo dục. Các bộ, ngành chủ chốt như kê hoạch, đầu tư, tài chính, ngân hàng, ... thường không có lãnh đạo nữ. Tỷ lệ cán bộ nữ là tổng và phó tổng giám đốc các cơ sỏ kinh tế hiện còn quá thấp, chiếm dưới 5% (Bảng 5.5 ).
Nữ quản lý chủ yếu phát huy đang năng lực ở cấp quản lý cơ sở, địa phương với cương vị thường là phó, trợ giúp cho giám đốc là nam. Cuộc nghiên cứu 260 doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh ở Hà Nội, thành phô" Hồ Chí Minh và Hải Phòng do khoa Xã hội học và Tâm lý học thực hiện năm 1995 cho thấy, trong số hơn 260 nhà quản lý quan trọng nhất của doang nghiệp, nữ chỉ chiếm khoảng 10%; trong khi đó, nữ chiếm gần 28% trong số hơn 250 chức vụ quản lý được coi là quan trọng thứ hai của doang nghiệp.
Bảng 5.5 : số lượng và tỷ lệ nữ cán bộ quản lý năm 1992


Bộ trưởng và tương đương

Thứ trưởng

Vụ trưởng

Tổng GĐ, giám đôc

Phó tổng GĐ, phó GĐ

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

4

9,5

11

7,0

30

13,3

17

2,7

148

4,3

Nguồn: Văn kiện Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thứ 7, trích theo ủy ban quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Số liệu thống kê về phụ nữ Việt Nam 1985- 1994, Hà Nội 1995, tr,144.

Năm 1993, số lượng nữ cán bộ quản lý có tăng lên ở một số ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ vẫn còn thấp, ỉại tập trung nhiều vào cấp phó. Tình trạng này là phổ biến không chỉ đôi với những ngành tương đối ít lao động nữ như ngành Năng lượng mà ngay cả ở những ngành đông nữ như ngành Thương mại. Năm 1993, có 11,2% nữ giám đốc và 8% nữ tổng giám đốc trên tổng số chức vụ ngành Thương mại, tỷ lệ cấp phó là nữ tương ứng là 12,0% và 14,0% , con số này của ngành Năng lượng là thấp hơn. (Bảng 5.6 ).

Phụ nữ với quản lý Kinh tế - Xã hội (P11)

By
Trước hết, các nhà quản lý doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, phải thích nghi với những thay ‘đổi trên thị trường và phải cạnh tranh để nâng cao chất lượng hàng hoá, đảm bảo tiêu thụ được sản phẩm và có lãi. Hàng loạt những đòi hỏi về tri thức và kỹ năng mới đang đặt ra trước những người quản lý. Cơ chê thị lãi. Hàng loạt những đòi hỏi về tri thức và kỹ năng mới đang đặt ra trước nhưng người quản lý. Cơ chế thị trường đang sử dụmg một chuẩn chung để đánh giá tài năng của các nhà quản lý, hầu như không có sự phân biệt giữa phụ nữ và nam giới giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh.
Sự khác biệt căn bản về chức năng của nha doanh nghiệp và nhà quản lý dần dần bị thu hẹp. Nêu trước đây, giám đốc doanh nghiệp quốc doanh (bao gồm cả hợp tác xã) chỉ làm chức năng của người quản lý, thì giờ đây họ phải chịu trách nhiệm với tư cách là người đảu tư. Nghĩa là gần giông như nhà doanh nghiệp, những người quản lý trong khu vực nhà nước phải chịu trách nhiệm cả về việc bảo toàn vốn và tài sản, về việc huy động vốn và làm ăn có lãi. Trước đây, người quản lý doanh nghiệp nhà nước ít nhiều mang tính thụ động, chờ đợi sự chỉ đạo từ trên và chỉ tổ chức sản xuất theo kế hoạch. Giờ đây, giống như tất cả các nhà doanh nghiệp khác, họ phải năng động bám sát thị trường, nhanh nhạy nắm bắt và xử lý thông tin, kịp thời đưa ra những quyết định hợp lý. Nhiều nữ giám đốc, phó giám đốc và cán bộ quản lý trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước và tập thể đã đám đương rất thành công những vai trò mới mẻ này.
Rất nhiều phụ nữ đã tỏ rỏ khả năng quản lý của mình bằng cách đưa các doanh nghiệp từ chỗ làm ăn thua lỗ đến chỗ có lợi nhuận, đảm bảo việc làm và nâng cao đời sống cho công nhân. Nhiều cán bộ nữ cũng chú trọng đổi mới thiết bị và công nghệ, tạo dựng và chiếm lĩnh vị trí xứng đáng trên thị trường bằng cac sản phẩm và dịch vụ có chất lượng và uy tín. Trong số này có thể kể đến Trầu Thi Thanh, giám đốc nhà may kẹo Hải Hà, Trần Thị Lan, giám đốc công ty tàu biển miền nam, Đỗ Thị Phấn, giám đốc ty phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh, V.V..


Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/10/phu-nu-voi-quan-ly-kinh-te-xa-hoi-p12.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phụ nữ học, vai trò của phụ nữ

Phụ nữ với quản lý Kinh tế - Xã hội (P10)

By
Phụ nữ quản lý trong khu vực kinh tế nhà nước. Khác với khu vực ngoài quốc doanh mối phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, khu vực kinh tế nhà nước đã hình thành từ những năm đầu của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó đến nay, phụ nữ Việt Nam đã sát cánh với nam giới trong hầu hết các lĩnh vực tổ chức quản lý và điều hành nền kinh tế đất nước. Vì vậy, sẽ là không đầy đủ khi nói đến phụ nữ và doanh nghiệp mà không nhắc đến đội ngũ nữ quản lý xí nghiệp nhà nước và tập thể.
Đặc điểm, tính chất và phạm vi của các quyết định quản lý có thể rất khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, tập thể. Tuy nhiên, trên nhiều khía cạnh của hoạt động quản lý như đầu óc tổ chức, sự quyết đoán, tinh thần trách nhiệm V.V.. người ta có thể tìm thấy sự tương đồng giữa các nhà doanh nghiệp và người quản lý ở hai khu vực này.
Vào những năm 60, người ta có thể gặp ở các công trường, nhà máy, các hợp tác xã, những phụ nữ tràn đầy nhiệt tình, sẵn sàng xả thân vì nước, vì tập thể như một hình ảnh tiêu biểu của người phụ nừ dưới chế độ xà hội chủ nghĩa.
Phụ nữ miền Bắc trong thời kỳ chông Mỹ đâ đảm nhận nhiều công việc quản lý và lãnh đạo hợp tác xã, xí nghiệp. Tính đến cuối năm 60, có 3733 phụ nữ là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã, 45.000 người là đội trưởng, đội phó các đội sản xuất của hơn 20.000 hợp tác xã nông nghiệp. Hàng nghìn phụ nữ đảm nhận các chức vụ chánh phó giám đốc, chánh phó quản đốc, trưởng phó phòng các nhà máy, xí nghiệp, công ty, cửa hàng (Lê Thị Nhâm Tuyết, 1975 )
Nhìn chung, phụ nữ quản lý tỏ ra quyết đoán nhưng mềm dẻo và hợp tình khi giải quyết công việc. Họ có sức động viên và thu hút cao đổi với các đồng nghiệp và nhân viên, có trách nhiệm và đặc biệt có ý thức tiết kiệm tài sản tập thể.
Sự chuyển hướng sang cơ chế quản lý kinh tế mới vào những năm 80 đã đặt các cán bộ quản lý nữ củng như nam trước những thử thách to lớn. (Tiếp phần sau…..)

Đọc thêm tại:



Phụ nữ với quản lý Kinh tế - Xã hội (P9)

By
Kinh doanh có lãi, đời sông kinh tế khá lên, quan hệ gia đình, họ hàng có phần được củng cố..., song người phụ nữ làm kinh doanh không phải là không còn những khó khăn, lo âu, buồn bực. Thiếu thời gian để chăm sóc con, để quan tâm đến chồng, thiếu thời gian cho các sinh hoạt văn hoá chung trong gia đình, sự căng thẳng và mệt mỏi kéo dài... là những băn khoăn của nhiều phụ nữ. Không ít chị tỏ ra lúng túng trong việc kết hợp cuộc sông gia đình, đặc biệt là khía cạnh tinh thần với nhịp điệu khẩn trương và đòi hỏi cao của công việc kinh doanh. Ví dụ, chủ tịch hội đồng quản trị một công ty lớn ở Hà Nội bộc lộ rằng để thành đạt phụ nữ phải phấn đấu ít nhất cũng gấp ba lần đàn ông.
Trong công việc kinh doanh phụ nữ có những thuận lợi song đồng thòi cũng có những khó khăn hơn nam giới. Lấy ví dụ về việc huy động vốn.
Do thường xuyên chú ý đến quan hệ với khách hàng nên phụ nữ gặp thuận lợi hơn trong việc huy động vôn lưu động- Mặc dù vậy, phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn nam giới khi tạo dựng doanh nghiệp, nhất là trong việc huy động vốn ban đầu và hoàn tất thủ tục.
Sự phổ biến và thành công của các hoạt động kinh doanh, sự gần gũi của hình ảnh những người kinh doanh, đang tạo ra ấn tượng ủng hộ và đánh giá tốt đẹp về công việc kinh doanh của phụ nữ. Mặc dù còn có những băn khoăn, nhiều phụ nữ đã và đang vượt qua gia đình, góp phần thiết thực vào sự ổn định, phát triển và bình đẳng xã hội.
Rõ ràng không phải là hiện tượng mới, song việc phụ nữ nhanh chóng nắm bắt và thành dạt trong quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh hiộn nay là đặc biệt có ý nghĩa trong bôi cảnh kinh tế phát triển năng dộng ở nước ta.
Tiềm năng của phụ nữ trong quản lý doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh, vấn đề điều hành các hoạt động kinh doanh của phụ nữ có thể trở thành những đề tài nghiên cứu lý thú trong thời gian tới.

Phụ nữ với quản lý Kinh tế - Xã hội (P8)

By
Đa số các nhà doanh nghiệp nữ ở thành thị đều đã từng làm việc trong khu vực nhà nước. Điều này đặc biệt rõ đối vói các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và kinh tê hộ gia đình. Cùng với xu thê dịch chuyển lao động hiện nay sẽ ngày càng có nhiều cán bộ công nhân viên tham gia kinh doanh.
Điều tra điển hình của Ban quản lý thị trường Hà nội (10/1987, 10/1989, và 1/1990) cho thấy chỉ có khoảng 30% các hộ kinh doanh có nguồn gốc là tư thương còn trên 60 % đã hoặc đang là cán bộ công nhân viên chức ( Hoàng Chí Bảo, 1992) .
Phụ nữ kinh doanh nhìn chung không trẻ, 40% trong số họ ở độ tuổi 31-40, 56% trên 40. Hầu hết những người này đã trải qua một thời gian công tác nhất định trước khi bắt đầu kinh doanh. Điều lý thú là họ có trình độ học vấn khá cao so vối mặt bằng chung của phụ nữ đô thị. 18,4% số người được hỏi có trình độ đại học, 30,6% trung cấp kỹ thuật, 18% tôt nghiệp phổ thông trung học. Những con số này có thể thay đổi ít nhiều tuỳ theo loại ngành nghề và khu vực.
Trong số những lỷ do đưa phụ nữ đến với hoạt động kinh doanh thì lý do kinh tế là chủ yếu. Yêu cầu đảm bảo đời sống và tăng thu nhập cho gia dinh thưòng là vấn đề được đặt ra đầu tiên và trong nhiều truòng hợp, rất cấp bách. Tuy nhiên, còn có những nguyên nhân khác như do không tìm được việc làm trong khu vực ĩihà nước, hợp lý hoá công việc gia đình V.V.. Đáng chú ý là ý muốn thử sức và tự khẳng định bản thân, mong muốn được độc lập vê kinh tê cũng là một trong những động lực thúc đẩy phụ nữ đến với kinh doanh.
Dù bắt đầu với nhiều lý do khác nhau, điều rất đáng quan tâm là, sau một thòi gian tổ chức hoạt động, trên 80 % phụ nữ được hỏi cho biết là họ hài lòng với kết quả kinh doanh của mình. 91% phụ nữ kinh doanh đánh giá cuộc sông của gia đình họ khá hơn trước. Thậm chí một số chị tỏ ra tiếc là đã không bắt đầu kinh doanh sớm hơn, là đã bỏ lỡ nhiều cơ hội và thời gian làm giàu cho gia đình.

Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/10/phu-nu-voi-quan-ly-kinh-te-xa-hoi-p9.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phu nu hoc, vai tro cua phu nu

1 phút dành cho quảng cáo