VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P18)

By
Điều đáng chú ý là ngay ở vùng nông nghiệp được xem là giàu có là đồng bằng sông cửu Long lại có sự chênh lệch tiền công khá cao giữa nữ và nam. Tiền công hàng tháng của nữ ở khu vực này chỉ bằng 58% tiền công của nam. Trong khi đó tỷ lệ tiền công nữ / nam ở miền núi và trung du Bắc Bộ, khu vực khá nghèo, là 81%. Điều này cho thấy là bản thân sự giàu có tự nó chưa chắc tạo ra được sự bình đẳng về thu nhập giữa phụ nữ và nam giới.
Như vậy thu nhập của lao động nữ không chỉ thấp mà còn không công bằng so với lao động nam. ỗ đây có những nguyên nhân liên quan tới hiện tượng các yếu tố kinh tế trường bắt đầu bộc lộ tác động ở nông thôn.
Bảng 3.4 : Tiền công bình quân tháng của nữ và nam và tỷ trọng thu nhập nữ nam theo vùng ở nông thôn ( Nghìn đồng )

Vùng
Giới
1
2
3
4
5
6
7
Tổng
cộng
Nữ
48,4
63,3
48,2
82,3
82,1
111,5
64,8
67,8
Nam
59,8
74,6
60,9
104,3
120,4
183,7
111,4
97,9
Tiền công nữ / nam
81%
85%
79%
78%
68%
60%
58%
69%
Nguồn : Tổng cục thông kê, Số liệu khảo sát mức sông dân cư 1992 -1993, Hà Nội 1994..
Chú thích: Vùng 1 - Miền núi và trung du Bắc Bộ;
1 - Đồng bằng sông Hổng;        5 - Tây Nguyên;
2 - Đồng bằng sông Hồng         6 - Đông Nam Bộ;
3 - Khu Bốn cũ                          7 - Đồng bằng sông
4 - Duyên hải miền Trung;        8 - cửu Long
Điều tra ở huyện Từ Liêm cho biết trong những phụ nữ có thu nhập thuần nông có tối 39% số chị được hỏi cho rằng nguyên nhân chính hạn chế phát triển kinh tế hộ là thiếu vốn, 30% cho là hạn chế về tư liệu sản xuất, thị trường. Như vậy vốn có vai trò rất lớn đối với phụ nữ nông dân trong việc tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình.
Mặc dù đã có trên 50% tổng số hộ được vay vốn của ngân hàng Nông nghiệp song ở nhiều nơi vốn còn chưa đến được tới hộ nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo (Trần Thị Vân Anh, 1994)( ) . ở những vùng nông thôn xa xôi, vùng cao, ven biển và hải đảo, hệ thông dịch vụ ngân hàng, tài chính và tín dụng nói chung còn rất thiếu và xa dân. Điều này càng làm cho phụ nữ, đã ít kinh nghiệm giao tiếp lại thiếu thời gian và phương tiện đi lại khó đến được với các nguồn vốn của nhà nước. Trong khi đó, các hình thức tín dụng khác như hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng cổ phần ở nông thôn còn ít ỏi và chưa có điều kiện phát triển mạnh. Tính đến tháng 7/1994, trong cả nước có 148 quỹ tín dụng nhân dân, 62 hợp tác xã tín dụng và 27 ngân hàng cổ phần hoạt động ở nông thôn (Trần Thị Vân Anh, 1994)( ) . Ước tính có khoảng 28.000 người tham gia các tổ chức tín dụng nói trên, chiếm một tỉ lệ vô cùng nhỏ bé so với trên 20 triệu lao động nông nghiệp. (nối tiếp phần sau……….)

Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/10/phu-nu-voi-quan-ly-kinh-te-xa-hoi-p1.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: phu nu hoc, vai tro cua phu nu

1 phút dành cho quảng cáo