VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P1)

By
LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA PHỤ NỮ


1.           Phụ nữ học về kinh tế và kỉnh tế thị trường Phụ nữ học về kinh tế 
Lao động, việc làm và thu nhập là những khái niệm của kinh tế học. Kinh tế học nghiên cứu vấn đề sản xuất và tái sản xuất, lao động và thu nhập, việc làm và nghề nghiệp V.V.. chủ yếu dưới góc độ hiệu quả kinh tế. Với quan điểm thuần tuý "lý luận kinh tế", tức là bằng cách khai thác triệt để lao động, vốn, kỹ thuật, thị trường, kinh tế học kinh điển cũng như hiện đại đứng ở vị trí khá cách biệt với nghiên cứu phụ nữ, cũng như với nhiều vấn đề xã hội khác. Trong hàng chục bài viết về lý luận, về chính sách hiện hành, về kinh nghiệm thực tiễn V.V.. đăng trong tạp chí "Nghiên cứu kinh tế” số ra năm 1983-1993 chỉ có một bài phân tích về điều kiện lao động của phụ nữ.
Cơ chế kinh tế thị trường t ở  ra có ưu thế trong việc
phát huy tính năng động của mỗi cá nhân nhưng lại làm nảy sinh và khoét sâu một số vấn đề về bất bình đẳng nam nữ và công bằng giới. Điều này đã buộc các nhà kinh tế phải chú ý đến vấn đề phụ nữ. Những cuốn sách về đổi mới kinh tế ở vỉệt nam trong những năm gần đây đã bắt đầu có những mục, chương về phụ nữ([1]) .
Nếu gác lại một bên những vấn đề xã hội có bản chất giới thì hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên nhận thấy rằng kinh tế học hiện đại không tiến xa bao nhiêu so với kinh tế học kinh điển do Adam Xmit (Adam Smith, 1732-1790) xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII. Thực vậy, nền kinh tế thị trường ngày nay với tất cả sức quyến rũ đến mê hoặc của nó vẫn chủ yếu dựa vào những quy luật đã được chỉ ra từ lâu. Đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lợi nhuận. Đến lượt mình, các quy luật kinh tế đó về cơ bản lại đựa trên nguyên tắc tâm lý học "thưởng phạt" chi phốỉ hành động của mỗi cá nhân. Tức là cá nhân lựa chọn và hành động nhằm thu được sự thoả mãn tối đa và tìm mọi cách để tránh bị trừng phạt.
(nối tiếp phần sau……….)


1 phút dành cho quảng cáo