GIỚI - PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÀ PHÁT TRIỂN (P2)

By
Tuy nhiên, quan trọng hơn và vượt lên trên sự cảm thông là nhận thức ngay từ đầu và nhất quán của Đảng về vai trò và vị trí của phụ nữ trong đấu tranh cách mạng. " Lực lượng cách mạng của phụ nữ rất là trọng yếu. Nêu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được” (Vắn kiện của Đảng, 1970)( * Và sau này, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, "...Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa." (Hồ Chủ Tịch, 1970)
Nguồn gốc của sự áp bức phụ nữ là chế độ bóc lột của thực dân, tư bản, các quan hệ phong kiến và địa vị " nô lệ trong gia đình " (Lê Nin, 1970)(***} của người phụ nữ. Xuất phát từ nhận thức sâu sắc đó, Đảng cộng sản đã đưa ra nhiều khẩu hiệu đòi quyền lợi cho phụ nữ và sau khi giành độc lập dân tộc, chủ trương lôi cuốn phụ nữ vào các hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy năng lực và vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đáp lại niềm tin của Đảng và dân tộc, các thế hệ phụ nữ Việt nam đã phát huy cao độ truyền -thông tích cực trong lịch sử dân tộc, sát cánh cùng nam giới trên mọi lĩnh vực, có những cống hiến vô cùng to lớn cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới.
Cho đến nay, nhìn lại quan điểm và chính sách của Đảng và phong trào phụ vận theo tiến trình lịch sử, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Xuất phát từ nhu cầu khách quan về các nguồn lực, trong đó trước hết là nguồn lực con người, Đảng luôn coi phụ nữ là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế xã hội. Điều này thể hiện rõ trong lời phát biểu của Hồ Chủ tịch: " Muôn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải làm gì? Nhất định phải tăng gia sản xuất thật nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muôn có nhiều sức lao động, phải giải phóng sức lao động của phụ nữ (Hồ Chủ Tịch, 1970).

1 phút dành cho quảng cáo