Phụ nữ với quản lý Kinh tế - Xã hội (P10)

By
Phụ nữ quản lý trong khu vực kinh tế nhà nước. Khác với khu vực ngoài quốc doanh mối phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, khu vực kinh tế nhà nước đã hình thành từ những năm đầu của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó đến nay, phụ nữ Việt Nam đã sát cánh với nam giới trong hầu hết các lĩnh vực tổ chức quản lý và điều hành nền kinh tế đất nước. Vì vậy, sẽ là không đầy đủ khi nói đến phụ nữ và doanh nghiệp mà không nhắc đến đội ngũ nữ quản lý xí nghiệp nhà nước và tập thể.
Đặc điểm, tính chất và phạm vi của các quyết định quản lý có thể rất khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, tập thể. Tuy nhiên, trên nhiều khía cạnh của hoạt động quản lý như đầu óc tổ chức, sự quyết đoán, tinh thần trách nhiệm V.V.. người ta có thể tìm thấy sự tương đồng giữa các nhà doanh nghiệp và người quản lý ở hai khu vực này.
Vào những năm 60, người ta có thể gặp ở các công trường, nhà máy, các hợp tác xã, những phụ nữ tràn đầy nhiệt tình, sẵn sàng xả thân vì nước, vì tập thể như một hình ảnh tiêu biểu của người phụ nừ dưới chế độ xà hội chủ nghĩa.
Phụ nữ miền Bắc trong thời kỳ chông Mỹ đâ đảm nhận nhiều công việc quản lý và lãnh đạo hợp tác xã, xí nghiệp. Tính đến cuối năm 60, có 3733 phụ nữ là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã, 45.000 người là đội trưởng, đội phó các đội sản xuất của hơn 20.000 hợp tác xã nông nghiệp. Hàng nghìn phụ nữ đảm nhận các chức vụ chánh phó giám đốc, chánh phó quản đốc, trưởng phó phòng các nhà máy, xí nghiệp, công ty, cửa hàng (Lê Thị Nhâm Tuyết, 1975 )
Nhìn chung, phụ nữ quản lý tỏ ra quyết đoán nhưng mềm dẻo và hợp tình khi giải quyết công việc. Họ có sức động viên và thu hút cao đổi với các đồng nghiệp và nhân viên, có trách nhiệm và đặc biệt có ý thức tiết kiệm tài sản tập thể.
Sự chuyển hướng sang cơ chế quản lý kinh tế mới vào những năm 80 đã đặt các cán bộ quản lý nữ củng như nam trước những thử thách to lớn. (Tiếp phần sau…..)

Đọc thêm tại:



1 phút dành cho quảng cáo