VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P29)

By
Thu nhập của nữ lao động trong khu vực sản xuất là khác nhau. Một số có thu nhập ổn định và khá cao, khoảng 500.000 - 700.000 đ/tháng như nữ công nhân xí nghiệp Điện cơ Hà nội. Tuy nhiên, cũng còn một tỷ lệ khá lớn có thu nhập thấp, khoảng 150.000 - 200.000 đ/ tháng và không ổn định. Các cuộc điều tra cho thấy có tới 42,6% số' nữ công nhân được hởi có mức thu nhập không đủ cho chi tiêu trong gia đình.
Một điều đáng nói là trong cơ chế kinh tế hiện nay, tiền lương tại các xí nghiệp thường dựa trên sản phẩm, do vậy thu nhập của nữ lao động thường thấp hơn so với nam giới. Gần 60% số phụ nữ trong mẫu điều tra của chúng tôi vào 9/1993 đã tán thành ý kiến này. Nguyên nhân chính là phụ nữ thường có tay nghề thấp hơn, họ được bô" trí vào những công việc có thang bậc thấp, mặt khác lại thường xuyên phải đứt đoạn với công việc do nghỉ thai sản, nghỉ con ôm, v.v...
Thu nhập không ổn định, với khoảng giao động cao. Tháng thu nhập cao, khoảng 500.000 đồng, song cũng có tháng rất thấp, khoảng 60.000 đồng. Nhìn chung, lương trung bình của lao động nữ trong các doanh nghiệp tư nhân thấp hơn so với lương trung bình của lao động nữ trong các doanh nghiệp quốc doanh. Theo điều tra của chúng tôi là 144.000 đồng/tháng so với 164.000 đồng/tháng.
Thu nhập thấp và không ổn định khiến cho nhiều phụ nữ phải làm thêm. Có tới 86% số chị được hởi cho biết họ phải làm thêm các việc khác để tăng thu nhập.
Lao động nữ ở khu vực giáo dục và y tế thường có nhiều băn khoăn vể thu nhập. Mặc dù đã có một số khoản phụ cấp, song nhìn chung mặt bằng thu nhập của lao động nữ ở hai ngành này vẫn thấp hơn hẳn so với những người cùng trình độ chuyên môn và tay nghề nhưng làm việc trong các ngành và khu vực kinh tế khác thậm chí so với nam cùng ngành. Tiền lương bình quân tháng của nữ thuộc khu vực giáo dục và đào tạo chỉ bằng 79% so với tiền lương bình quân chung của cả ngành này.ởthành phô' Hồ Chí Minh năm 1992 - 1993, thu nhập của giáo viên cấp I chỉ bằng 1/2 thậm chí bằng 1/5 thu nhập của lao động nữ làm việc ở các cơ sở kinh tế . hay các xí nghiệp tư nhân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bở nghề hàng loạt của giáo viên trong những năm vừa qua. Số lượng giáo viện bở nghề ở Thành phô" Hồ Chí Minh năm học 1991 - 1992 là 2122 người, năm học 1992 - 1993 là 2382 người,' toàn bộ là nữ giáo viên cấp I.
Từ những hiện tượng nêu trên có thể thấy rằng vấn đề việc làm và thu nhập của nữ lao động gắn chặt với quá trình chuyển đổi cơ chế và cơ cấu kinh tế ở cấp vĩ mô và vi mô. cải thiện thu nhập và tạo việc làm cho lao động nữ không thể tách rời các giải pháp về cơ cấu lao động, về ngành nghề và về vai trò của khu vực nhà nước trong kinh tế tế thị trường. Vấn đệ đặt ra là làm thế nào để cơ cấu lại nền kinh tế mà không gây ra những xáo trộn lốn gây bất bình đẳng về việc làm và thu nhập của người lao động, trong đó có lao động nữ ? (nối tiếp phần sau……….)

Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/08/vi-tri-vai-tro-phu-nu-trong-oi-moi-kinh_45.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu ve phu nu, vai trò của người phụ nữ

1 phút dành cho quảng cáo