VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P3)

By
Kinh tế học đề cập đến nền sản xuất xã hội như là sự thông nhất của hai quá trình sản xuất và tái sản xuất. Sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra sức lao động là hai mặt phụ thuộc, bổ sung lẫn nhau của cùng một quá trình. Để có thể duy trì sản xuất, sức lao động phải được phục hồi. Để có sức lao động dĩ nhiên phải có quá trình tái sản xuất sinh học, tức là tái tạo con người. Về mặt lý thuyết, điều này không gây tranh cãi đối với bất kỳ ai. Tuy nhiên, khi đi vào những vấn đề cụ thể của kinh tế học, như việc làm chẳng hạn, thì cơ sở lý thuyết trên đây lại trở thành phân biệt đối xử. Trong quan niệm cũng như trong các tính toán của các nhà kinh tế, lúc này, chỉ còn lại quá trình sản xuất. Quá trình tái sản xuất sức lao động "bỗng nhiên” trở nên không còn ý nghĩa kinh tế, hay chính xác hơn là có rất ít ý nghĩa kinh tế.
Theo tất cả các định nghĩa của các nhà kinh tế học về việc làm thì nội trợ và chăm sóc con cái không phải là "việc làm". Vậy thì đó là hoạt động gì? Các nhà kinh tế hẳn cho đó là một cái gì đó tự nhiên, hay là sự tiếp nối của một quá trình tự nhiên, như việc sinh con chẳng hạn. Và đã là tự nhiên thì không cần phải trả công và vì vậy không phải là việc làm.
Tuy nhiên, logích của các nhà kinh tế không hoàn toàn nhất quán. Nếu một người đàn ông thuê một người đàn bà đến dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn cho anh ta thì những công việc này lại hiển nhiên mang ý nghĩa kinh tế. Theo nguyên tắc này, nếu người phụ nữ đến làm cho nhà kinh tế trước đây nay lại lấy anh ta thì thu nhập quốc dân rõ ràng bị giảm sút. Đơn giản vì trước đây chị ta được trả công còn nay không được trả công nữa (A.c. Pigou, theo Báo cáo phát triển nhân lực 1995)( ) . Như vậy điểm then chốt đối với khái niệm "việc làm" không phải là tính chất lao động mà là vấn đề trả công. Nhưng vấn đề này chỉ đặt ra đối với công việc chăm sóc và nuôi dưỡng mà thôi. Người nông dân sản xuất tự cấp tự túc, dù là không được trả công nhưng vẫn được coi là người đang hoạt động kinh tế. Ngược lại với người phụ nữ ở nhà nội trợ, công việc của chị ta là không có ý nghĩa kinh tế còn bản thân chị - là người không làm việc. Như vậy khái niệm "việc làm " về thực chất là hời hợt yà mang nặng thiên kiến đốỉ với phụ nữ. (nối tiếp phần sau……….)

Đọc thêm tại: http://phunuonline24h.blogspot.com/2014/08/vi-tri-vai-tro-phu-nu-trong-oi-moi-kinh_2.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tim hieu ve phu nu, vai trò của người phụ nữ

1 phút dành cho quảng cáo