VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P10)

By
Những điều kiện về tay nghề, năng lực và những yêu cầu nhiều mặt như vậy rõ ràng là hạn chế cơ hội tìm kiếm và lựa chọn việc làm của lao động nữ. Kết quả là lao động nữ thường tập trung vào khu vực, ngành nghề có thu nhập thấp, chuyên môn hoá yếu, lao động thô sơ và nặng nhọc. Ví dụ ở ngành dệt, may có 70% là nữ công nhân trực tiếp sản xuất, ở ngành giáo dục đào tạo 100% giáo viên mẫu giáo gần 80% giáo viên phổ thông cơ sở là nữ; liay ngành y tế, y tá nữ chiếm tới 81%. Trong khi đó ngành điện tử chỉ có 17% là nữ.

Tình hình việc làm sẽ trở nên khó khăn hơn khi đất nước đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi vì quá trình này cần đội ngũ lao động có tay nghề, chuyên môn nhất định. Kết quả là xảy ra hiện tượng thiêu lao động có tay nghề và chuyên môn cao, và hiện tượng thừa lao động giản đơn, thô sơ. Tình trạng này có xu hướng gia tăng, đặc biệt đổì với lao động nữ.
Trước khi tiếp tục làm sáng tỏ vấn đề việc làm và thu nhập của phụ nữ ở nông thôn và thành thị hiện nay cần phân biệt và vận dụng một số khái niệm sau.
Việc làm có thể hiểu là hoạt động lao động có tính chất nghề nghiệp nhằm mang lại lợi ích vật chất, tinh thần cho xã hội, mang lại thu nhập chính đáng cho cá nhân và gia đình người lao động.
Người không có việc làm còn gọi là người thất nghiêp là người có khả năng , tay nghề và nhu cầu làm việc, song vì lý do nào đó trong thời gian khảo sát họ không có việc làm.
Người không có việc làm đầy đủ lại khác. Họ là những người không có điều kiện để sử dụng hết thòi gian lao động cũng như kinh nghiệm và kỹ năng lao động của mình do đó hiệu quả lao động không cao, thu nhập thấp.

2.        Viêc làm và thu nhp của phụ nữ nông thôn

2.1.    Việc làm và lao động
Xu hướng nữ hóa lao động nông nghiệp
Là một nước có nền kinh tế nông nghiệp chưa phát triển, Việt Nam hiện có khoảng 78%sốngười trong tuổi lao động sông ở nông thôn, trong đó lao động nữ chiêm trên 60%. Vì vậy bất kỳ thay đổi nào về cơ cấu, kỹ thuật, tổ chức ở khu vực kinh tế nông thôn đều đụng chạm đến đòi sông kinh tế xã hội của quá nửa dân số Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ. (nối tiếp phần sau……….)

Đọc thêm tại:




1 phút dành cho quảng cáo