Phụ nữ với quản lý Kinh tế - Xã hội (P4)

By
Ở một số ngành, ví dụ như ngành giáo dục đại học, tỷ lệ lao động nữ khá cao song tỷ lệ lãnh đạo nữ lại rất thấp. Hiệu trưởng, hiệu phó các trường đại học là nữ chiếm 4,4%; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa 8,3% ; lãnh đạo nữ cấp bộ môn là 13,7% và cấp phòng ban là 13,3%. (Nguyễn Thị Ngọc Anh, 1995)( [1] Hay như ở ngành công nghiệp nhẹ, nơi lao động nữ chiếm trên 70%, cán bộ lãnh đạo~nữ chỉ đảm nhận dưới 10% tổng số chức vụ.
Đáng chú ý là trong khi tỷ lệ cán bộ nữ vốn đã rất thấp thì lãnh đạo nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó, nghĩa là phụ, giúp cho cấp trưởng, thường là nam. Chẳng hạn trong khi có 4,3% số chức vụ phó giám đốc do nữ phụ trách thì chỉ có 2,7% chức vụ giám đốc do nữ đảm nhận.
Đặc điểm thứ ba là đội ngũ cán bộ nữ "vừa hẫng hụt vừa thiếu đồng bộ". Điều này liên quan tói sự phân bô', trình độ và độ tuổi của cán bộ nữ. Cán bộ nữ, đặc biệt là ở cấp thứ, bộ trưởng và tương đương, tập trung chủ yêu vào các ngành liên quan đến phụ nữ và trẻ em, lĩnh vực xã hội và công tác đoàn thể. Tại những ngành và lĩnh vực kinh tế quan trọng như nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, kế hoạch và đầu tư V.V.. chưa hề có cán bộ nữ giữ cương vị lãnh đạo cấp bộ.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ ở cấp trung ương vừa chiếm tỷ lệ lớn hơn vứa có trình độ cao hơn so với cán bộ nữ cấp cơ sở. Ví dụ, trong số 9635 nữ chủ tịch hội phụ nữ cấp xã phường trong cả nước thì chỉ có 2% tốt nghiệp đại học, 17,7% tốt nghiệp phổ thông trung học; Và đặc biệt, có tới 448 người, chiếm 4,6%, là mù chữ (Ngô Thị Ngọc Anh, 1995)^ Sự hẫng hụt đội ngũ còn thể hiện ở cơ cấu tuổi khá cao của các cán bộ nữ. Cán bộ quản lý nữ hầu hết đã trên dưối 50 tuổi, trong khi lực lượng kế cận trẻ lại hết sức thưa vắng.
Tóm lại, nghịch lý về cán bộ nữ ngày một bộc lộ rõ. Đó là khi công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang ngày c.àng cần có sự tham gia của phụ nữ thì đội ngũ lãnh đạo, quản lý nữ lại tỏ ra không theo kịp những yêu cầu của giai đoạn mới.

1 phút dành cho quảng cáo