VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P14)

By
Lao động thô sơ, nặng nhọc thể hiện rõ ở cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp còn yếu kém và chậm được cải thiện rất chậm chạp. Đặc biệt là số lượng công cụ máy móc như máy kéo và máy bơm, thuốc trừ sâu và phân hoá học giảm từ năm 1985 đến năm 1990 ( Bảng 3.3).

Những sản phẩm công nghiệp dùng cho nông nghiệp có tăng lên vào đầu những năm 1990 nhưng sau đó chững lại và có vẻ như lại giảm bớt. Có lẽ đây là những dấu hiệu đáng lo ngại cho sự phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp trong những năm tới. Một ngành nông nghiệp thu hút nhiều lao động và năng suất thấp khó có thể giải phóng một phần nhân lực của mình cho khu vực công nghiệp có nhu cầu phát triển cao.
Các cuộc điểu tra phụ nữ nông thôn cho thấy thòi gian làm việc trung bình của người phụ nữ trong ngày là 12,5 tiếng. Con số này tăng lên vào mùa vụ, giảm chút ít trong thòi gian chuyển sang vụ khác vá còn tuỳ thuộc vào khu vực. Nữ nông dân miền Bắc, Bắc Trung Bộ và miền núi thường làm việc khoảng 14 tiếng một ngày. Phụ nữ cô đơn, phụ nữ nghèo là những người có ngày làm việc dài nhất ở nông thôn, thường không dưới 16 tiếng.
Bảng 3.3 : Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp


1985
1990
1991
1992
1993
Máy kéo (chiếc )
31620
25086
35375
37627
37.000
Máy bơm (chiếc)
188631
168145
198334
225443
225500
Điện cho NN
(triệu Kwh)
308,5
586,8
807,4
975,0
1.000
Phân bón hoá học (đạn, lân), nghìn tấn
1818,9
2643,5
3165,6
3238,8
3250
Thuốc trừ sâu:





- San xuâ't
17,8
9,2
12,8
8,0
10
- Nhập khẩu
16,7
9,0
22,5
15,3
Nguồn : Tổng cục thống kê, Nông nghiệp Việt Nam 1945 - 1995, Hà Nội, 1995, trang 139-140
Các số liệu thông kê và điều tra trên diện rộng về việc làm ở nông thôn đồng thòi cho thấy số ngày nông nhàn trong năm cụa lao động nông thôn còn lớn. Ví dụ ở Thái bình là 135 ngày, Nam hà 116 ngày, Nha trang 175 ngày. Điều tra tại một xã ven đô thuộc huyện Từ liêm, Hà nội, nơi mặc dù có khá nhiều nghề phụ, cho thấy có gần 20% số người được hỏi thực sự thiếu việc làm vào những tháng nông nhàn, trong đó phụ nữ chiếm trên 60%.
Các con số nói trẽn đặt ra vấn đề vậy thì trên thực tế phụ nữ thiếu việc làm hay phải làm quá nhiều việc, còn gọi "quá tải " vì công việc? Để trả lời câu hỏi này cần tìm hiểu kỹ hơn tính chất lao động của phụ nữ. Công việc phụ nữ nông thôn thường làm thuộc các lĩnh vực sau: sản xuất thuần nông, phi nông nghiệp và nội trợ gia đình.
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và do đó có thời gian nông nhàn. Tuy nhiên điều đó mang tính tương đối, tuỳ thuộc vào hệ số quay vòng đất hoặc thòi vụ ở từng vùng. Đối với phụ nữ nông dân khái niệm "nông nhàn" ngoài tính tương đối còn mang tính tượng trưng. Sự thực là họ chỉ tạm nghỉ công việc này để làm công việc khác mà thôi. Chị Lư, một nông dân ở huyện Cẩm thuỷ, Thanh hoá mô tả thời gian nông nhàn củạ mình như sau: " Cấy xong tôi lêi/đồi phát nương, tra sắn rồi quay ra làm cỏ lúa. Lúc nghỉ thì tranh thủ đi củi, nấu rượu lấy bã nuôi lợn". Khi người phụ nữ cùng lúc vừa làm ruộng, vừa chăn nuôi và vừa:sản xuất, chế biến thực phẩm thì thật khó có thể nói đến " nông nhàn". (nối tiếp phần sau……….)

Đọc thêm tại:

1 phút dành cho quảng cáo