Phụ nữ với quản lý Kinh tế - Xã hội (P2)

By
Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nưóc, và đặc biệt là so với vai trò to lớn của lực lượng lao động nữ trong nền kinh tế quốc dân thi quy mô và mức độ tham gia của phụ nữ vào công tác lãnh đạo và quản lý còn rất hạn chế.
Điều này bộc lộ trước hết ở xu hướng giảm tỷ lệ cán bộ nữ trong những năm gần đây. Cán bộ nữ trong các cơ quan dân cử giảm sút ở tất cả các cấp song với tốc độ khác nhau ở từng cấp.
ở cơ quan quyền lực cao nhất do toàn dân bầu ra là Quôc hội, tỷ lệ nữ đại biểu đã giảm từ 32,3% khoá V, 1971 - 1976 xuống 17,7%, khoá VIII, 1987 - 1992. Tại Quốc hội khoá IX , 1992 - 1997, tỷ lệ nữ đại biểu đạt 18,5%. Như vậy là hiện nay tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội có tăng lên một chút so với khoá VIII, song vẫn còn thấp so với nhiều khoá trước (Bảng 5.1).
Bảng 5.1 : Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khoá V-IX, năm 1971 - 1997
 TT
Khoá Quốc hội
Tổng số đai biểu QH
Nữ đại biểu Quốc hội
số lượng
%
V
1971-1976
424
137
32,3
VI
1976-1981
492
132
26,8
VII
1981-1987
496
108
21,8
VIII
1987-1992
496
88
17,7
IX
1992-1997
Nguồn: Số liệu của Văn phòng Quốc hội, 1993.
Những thay đổi về quy mô tham gia của phụ nữ vào cơ quan lập pháp cao nhất là Quốc hội diễn ra theo hai giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn đầu từ khi thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hoà đến năm 1975, số lượng nữ đại biểu gia tăng nhanh chóng và đạt tỷ lệ cao nhất là 32,3% trên tổng số đại biểu Quốc hội vào khoá V, 1971 - 1976. Giai đoạn thứ hai từ khoá VI, 1976 - 1981, đến  khoá VIII, 1987 - 1992, như đã nêu, có sự giảm sút liên tục. Số lượng nữ đại biểu Quôc hội khoá VIII chỉ bằng 64% của khoá V ( Biểu đồ 5.1).
Quôc hội khoá IX, 1992 - 1997 hiện nay có phải là một mốc mới đánh dấu bước chuyển biến từ giảm sút sang gia tăng quy mô tham gia của phụ nữ với tư cách là đại biểu Quốc hội hay không? Có lẽ hãy còn quá sớm để khẳng định. Song khoá Quốc hội hiện nay đã đánh dấu sự tiến bộ về chất lượng tham gia quản lý lãnh đạo của phụ nữ.
Biểu đồ 5.1: Tỷ lệ nữ trên tông số đại biểu Quôc
hội khoá I - IX ( %)
Phụ nữ với quản lý Kinh tế - Xã hội (P2)

Nguồn : Số liệu của Văn phòng Quốc hội, 1993 Tiếng nói và chất lượng tham gia của từng đại biểu trên thực tế phụ thuộc vào trình độ và năng lực của mỗi người. Có thể thấy những tiến bộ lớn thể hiện ở trình độ văn hoá và chuyên môn của nữ đại biểu Quốc hội. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội có trình độ đại học trở lên trên tổng số nữ đại biểu đã tăng từ 10,6% khoá VI lên 58,9% khoá IX ( Bảng 5.2).

1 phút dành cho quảng cáo