GIỚI - PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÀ PHÁT TRIỂN (P18)

By
Về mặt nhận thức, quan điểm giới cho rằng nhiều chính sách, chương trình và dự án phát triển hiện nay thường vô tình quên lãng phụ nữ hoặc dành cho phụ nữ mối quan tâm không tương xứng với vai trò của họ.
Nguyên nhân bỏ quên các nhu cầu, lợi ích của phụ nữ trong các chương trình phát triển có nhiều, ở đây có thể nêu hai nguyên nhân chính. Một là các chương trình này thiếu quan tâm hoặc quan tâm không đầy đủ đến nhu cầu và nguyện vọng của các đôi tượng tham gia nói chung, cả nam và nữ. Có thể do-quan liêu, có thể do quá thiên về kỹ thuật thuần tuý..., loại chương trình phát triển này thường mang tính chủ quan, áp đặt, không sát với thực tế của người dân. Và đương nhiên là ở đây các nhu cầu, lợi ích cụ thể của phụ nữ đã bị bỏ qua cùng với nhu cầu, lợi t- ích của nam giới.
Nguyên nhân thứ hai liên quan đến việc đánh đồng sự khác biệt về các điều kiện kinh tế, xã hội, vản hoá, về các hội đào tạo, việc làm V.V.. của phụ nữ và nam giới.
    Trong quan niệm của nhiều nhà lập kế hoạch, bình đẳng nam nữ có nghĩa là coi phụ nữ như nam giới và chính sách cho mọi người cũng có nghĩa là có phụ nữ trong đó. Sự thực là các nhà lập kê hoạch đã không tính đến một thực tế phổ biến là phụ nữ có ít thời gian hơn nam giới, nặng gánh công việc gia đình hơn nam giới, do đó họ ít có điều kiện nắm bắt và cơ hội tham gia vào các chương trình hoạt động hơn như giới.
Các chính, sách như nhau đối với phụ nữ và nam giới, hay còn gọi là chính sách ” trung tính ", thực ra mới đưa lại sự bình đẳng trên văn bản. Không ít những chính sách như thế trên thực tế đã vô tính gạt bỏ hoặc hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào hàng loạt các hoạt động kinh tế xã hội cụ thể.
Ở đây, quan điểm giới nhấn mạnh rằng, do thữc hiện các vai trò khác nhau trong auộc sông nên phụ nữ và nam giới có các nhu Gầu và lợi ích khác nhau. Không tính đến sự khác biệt này trong việc xây dựng các chính sách có nghĩa là khoét sâu hơn khoảng cách về có hội và điều kiện giữa phụ nữ và nam giới trên thực tế.

1 phút dành cho quảng cáo