VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI (P20)

By
Mặc dù vậy, thành thị vẫn được coi là nguồn động lực và ctrung tâm phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Trong điều kiện vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò đi đầu này của thành thị càng thể hiện rõ.
Điều đó có nghĩa là bất kỳ một thay đổi nào ở khu vực thành thị đều ảnh hưởng tói tình trạng việc làm của phụ nữ và thị trường lao động xã hội trong cả nước. Đồng thời, các đặc điểm lao động nữ ở thành thị phản ánh khái quát không chỉ thực trạng mà cả xu hướng việc làm trong trong giai đoạn đổi mới kinh tế đất nước. Vì vậy cần tìm hiểu và đánh giá đúng đắn tình hình lao động và việc làm của phụ nữ thành thị.
Số lượng và tính chất việc làm ở thành thị đang có những thay đổi lớn do tác động của ba loại yếu tố sau đây. Một là sự gia tăng dân số thành thị, hai là quá trình cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước và ba là sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Gia tăng dân số thành thi
Mặc dù chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình thực hiện có kết quả nhưng tốc độ tăng dân số Việt Nam hiện nay. vẫn còn ở mức khá cao, khoảng 2,2%/ năm. Tốc độ tăng lực lượng lao động hàng năm trong suốt thòi kỳ 1979 - 1994 được duy trì ổn định và ở mức cao, khoảng 3%. Điều này có nghĩa là hàng năm, thị trường lao động nước ta có thêm khoảng 1,5 triệu người đến tuổi lao động. Trong khi đớ, ngay từ năm 1989, tỷ lệ người không có việc làm ở khu vực thành thị đã là 14% đôi với nữ và 13% đối với nam(*). Cũng như ở nông thôn, số phụ nữ trong độ tuổi lao động ở thành thị luôn cao hơn nam giới. Năm 1989, tổng số lao động nữ ở thành thị là 3,89 triệu người, đông hơn so với nam 3,45 triệu.
Trong những năm gần đây, dân số thành thị tăng nhanh còn do dòng người di cư từ nông thôn ra thành phố’. Số liệu thông kê chính thức cho đến nay chưa phản ánh đầy đủ số lượng người nhập cư vào các đô thị. Tuy nhiên, hiện tượng lao động chân tay từ nông thôn ra với số lượng lớn và đang thay thế lao động thành thị ở những khâu lao động nặng nhọc, điều kiện làm việc khó khăn, giá ngày công thấp là khá phổ biến. Riêng ở Hà Nội, lao động nông thôn ra làm việc theo mùa vụ ước tính khoảng 30.000 - 40.000 người hàng năm (Mỹ Hằng, 1996/ ). Trong số này, lao động nữ từ nông thôn ra cũng đang góp phần làm thay đổi phân công lao động trên địa bàn đô thị và làm phong phú cảc dịch vụ cho người thành phô". Các dịch vụ buôn bán. hàng rong (rau, qủa, hàng tiêu dùng...), thu hồi phế liệu, giúp việc gia đình V.V.. đang được thực hiện chủ yếu bởi lao động nữ nông thôn. Trong tương lai, số lượng và phạm vi việc làm do lao động nông thôn đảm nhận trên địa bàn thành phô" chắc sẽ tăng nhanh. Đây là vấn đề cần được tính đến đầy đủ trong quá trình đô thị hoá ở nước ta. (nối tiếp phần sau……….)

Đọc thêm tại:

1 phút dành cho quảng cáo