Phụ nữ với quản lý Kinh tế - Xã hội (P1)

By
1. Phụ nữ quản lý xã hôi
Phụ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo, quản lý được coi là biểu hiện sinh động cho khả năng làm chủ xã hội của giới nữ. Đó còn là thước đo mức độ công nhận và đánh giá của xã hội đối với vị trí, vai trò cũng như trình độ và năng lực quản lý của người phụ nữ.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã từng ghi nhận biết bao tấm gương chói lọi về người phụ nữ giỏi cầm quân, cầm quyền và điều hành công việc đất nước. Tư tưởng và tập quán lâu đời của người Việt Nam là tôn trọng phụ nữ. Thái độ trọng nam khinh nữ từ thòi phong kiến đang bị lên án, đấu tranh và xoá bỏ. Sự tham gia tích cực và có hiệu quả của phụ nữ vào công tác quản lý đã có tác động tích cực trở lại đối với vị thế xã hội của họ.
Thực tế là phụ nữ Việt Nam đã và đang tích cực tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Báo cáo của Chính phủ về tình hình bầu cử hội đồng nhân dân các cấp năm 1994 cho thấy khá rõ điều đó. Tại 30 tỉnh thành, chiếm 57% số tỉnh thành trong cả nước, tỷ lệ nữ trúng cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh đạt từ 20% trở lên. Ở một số nơi đại biểu nữ chiếm tỷ lệ khá cao như Hà Giang 35%, Tuyên Quang 34%.
Phụ nữ không chỉ làm công tác quản lý nhà nước mà còn lãnh đạo kinh tế. Nhiều doanh nghiệp quôc doanh và ngoài quốc doanh hiện nay làm ăn có hiệu quả trước hết là do có cán bộ quản lý giỏi. Trong số đó có thể kể tên một số giám đốc nữ như Tổng giám đốc Công ty sữa Việt Nam Mai Kiều Liên, giám đốc Công ty kẹo Hải Hà Lệ Thuý, V.V.. (Lê Huyền Thông, 1995).
Trong công tác, cán bộ nữ không chỉ bộc lộ và phát huy được năng lực quản lý cao, trình độ chuyên môn giỏi mà còn thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm và thái độ tận tuỵ của mình. Trong những trường hợp cán bộ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật Đảng và xét xử trước pháp luật nữ chiếm một tỷ lệ rất thấp, chỉ từ 2,4% đến 3%.

1 phút dành cho quảng cáo