Phụ nữ với quản lý Kinh tế - Xã hội (P7)

By
Giống như ở nhiều nước khác, các nhà doanh nghiệp nữ ít hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, ở khu vực nông thôn, họ thường làm các nghề thủ công, chế biến nông sản hoặc buôn bán. ẽ thành thị, họ tập trung vào khu vực dịch vụ và bán lẻ. Điều này phản ánh khá rõ nét bước chuyển đổi về cơ cấu kinh tế. Rõ ràng là phụ nữ đã nhanh nhạy và tích cực hưởng ứng chính sách.của Nhà nưổc về ưu tiên phát triển sản phẩm nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nhờ vậy mà khối lượng và chất lượng hàng hoá, dịch vụ đã được cải thiện căn bản trong thời gian qua.
Tuy nhiên, điểu đặc biệt ở Việt Nam là phụ nữ còn phát huy khả năng kinh doanh của mình trong lĩnh vực tài chính tín dụng phi chính thức. Nhiều tổ chức cho vay, gửi tiêt kiệm ở cả nông thôn và thành thị thường do phụ nữ tiên hành đã đóng vai trò khá tích cực trong việc huy động vốn trong dân để sản xuất, kinh doanh.
Thứ ba, các nhà doanh nghiệp nữ không chỉ làm tăng của cải vật chất, tạo thêm việc làm và thu nhập cho xã hội mà xét cho cùng còn cải thiện vị thế xã hội của phụ nữ.
Xã hội Việt Nam đang chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực chất đó là quá trình chuyển từ trình độ thấp lên trình độ phát triển xã hội cao hơn. Một xã hội phát triển văn minh và công bằng đòi hỏi phụ nữ phải bình đẳng với nam giới. Việc phụ nữ ngày nay đang tích cực sản xuất, kinh doanh cho thấy họ đang tự khẳng định mình trước hết trong lĩnh vực kinh tế. Tự tạo việc làm và thu nhập sẽ làm giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế của phụ nữ vào nam giới. Điều này làm rung chuyển tận gốc tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn rơi rớt trong xã hội.
Phong cách quản lý của các nhà doanh nghiệp nữ cũng là khía cạnh lý thú cần nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu bước đầu cho phép phác thảo bức chân dung người phụ nữ làm doanh nghiệp.

1 phút dành cho quảng cáo