Phụ nữ với quản lý Kinh tế - Xã hội (P6)

By
2. Phụ nữ và doanh nghiệp
Doanh nghiệp nữ khu vực ngoài quốc doanh. Hiện tượng phụ nữ làm doanh nghiệp đang thu hút sự chú ý của các nhà kinh doanh, các nhà làm chính sách và giới nghiên cứu. Mối quan tâm tới các nhà doanh nghiệp nữ bắt nguồn từ nhiều lý do.
Trước hết, từ khi có chính sách kinh tế cởi mỏ, phụ nữ đà không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Người ta có thể thấy một dội ngũ ngày càng đông đáo cac nhà doanh nghiệp nữ. Đó là những phụ nữ tự tạo việc làm, phụ nữ làm chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và phụ nữ tích cực tham gia quản lý với tư cách là giám đốc, phó giám đốc hoặc người giám sát điều hành.
Khu vực ngoài quốc doanh thu hút 87% tổng số lao động nữ. Tỉ lệ phụ nữ ở khu vực này cũng cao hơn nam giới, chiếm 67% tổng số người tự tạo việc làm. Năm 1994, tham gia vào khu vực ngoài quốc doanh thu hút có 56.000 hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 1 triệu gia đình buôn bán và làm dịch vụ, 73.000 hộ tham gia lĩnh vực giao thông vận tải.
- Số liệu điều tra các cơ sở kinh tế tại một phường thuộc quận Đông đa, Hà nội vào tháng 7 năm 1995 cho biết có tất cả 222 nữ là chủ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên tổng số 397 cơ sở của phường, chiếm 55, 9 %. Hầu hết những hoạt động kinh doanh được tổ chức ở quy mô hộ gia đình hoặc dưới hình thức doanh nghiệp với khoảng 20 lao động.
Thứ hai, nhờ tính năng động và nhạy bén, các nhà doanh nghiệp nữ thường tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ và sản xuất các mặt hàng mà các doanh nghiệp có quy mô lớn khó bao quát được. Ví dụ, phụ nữ chiếm tỷ lệ khá lớn trong ngành nghề như may đo, dịch vụ ăn uống và buôn bán. Chẳng hạn, năm 1989, Việt Nam có tối 70% thợ may là nữ. Cũng theo số liệu thông kê năm 1989, phụ nữ chiếm 70,8% tổng số những người làm thương nghiệp. Nếu tính riêng thửơng nghiệp tư nhân, tỷ lệ này là 78,8% (Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Phụ nữ, 1991 )

1 phút dành cho quảng cáo